Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam. Hồ Xuân Hương là người đầu tiên xử dụng thơ mang tính dục (sexual) của ngôn ngữ văn học hiện đại nước ta. Có thể nói rằng ngôn ngữ văn học Việt Nam đã trải qua một cuộc thay đổi về bản chất và khả năng biểu hiện đầy đủ, sâu sắc qua dòng thơ của Hồ Xuân Hương. Đây là một dấu hiệu tiến bộ trong lĩnh vực ngôn ngữ và văn học.
Hồ Xuân Hương xử dụng tài tình một lối
ngôn ngữ đặc thù cho văn thơ; nói lên những yếu tố tâm lý nhân gian rút
ra từ những tập quán thông thường, mô tả trắng trợn sự hiếu dục, hiếu
sắc giữa hai bề mặt của tri giác.
Những trắc ẩn đó không một ai nói ra
hoặc có chăng nữa cũng nữa úp nữa mở bởi những ước lệ khắc khe của Nho
giáo của đạo đức xã hội; vì vậy mà không dám”vi phạm” dù dưới hình thức
nào của chữ nghiã. Hồ Xuân Hương huỵch toẹt những tệ đoan xã hội, những
tiềm ẩn chôn vùitrong lòng sâu của tâm hồn bằng những vần thơ tả chân,
lột tả tột độ quan niệm nhân sinh. Nữ sĩ không e lệ, không ngượng ngùng,
không sợ thị phi phê phán ở tuổi xuân thì của một thiếu nữ đương thời.
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã dân tộc hoá những đặc tính văn hoá chữ Hán mà
trước đây xử dụng dè dặt trong văn học chữ Nôm; nhờ điều hòa hai luồng
tư tưởng cố hữu nói trên bà đưa vào những vần thơ phản ảnh đích thực
hiện trường của một xã hội Việt Nam thời bấy giờ.
Tác giả Hồ Xuân Hương là sản phẩm đúc
kết của thế giới ngoại quan và tác động tâm trí nội quan qua từng thời
kỳ hay qua từng chặng đường lịch sử mà mỗi thời là động lực lôi cuốn sự
biến thái của ý tưởng và ngôn ngữ nhất là ngôn ngữ của văn học những uẩn
khúc của thân phận, thân phận bị chà đạp, cưỡng ép, bức tức mà người
phụ nữ phải gánh chịu. Hồ Xuân Hương lấy thơ để riễu đời, để miệt thị
những kẻ lộng quyền, nói lên những thói hư tật xấu mà xã hội phong kiến
đã dung tục đã bao che. Tư tưởng bung xung của nữ sĩ phản ảnh đích thực
của cuộc đời mà bà đã sống và thấy. Tuy nhiên; Hồ Xuân Hương không phải
là người quá khắc khe với ngôn ngữ hay chủ quan của mình, lời thơ của Hồ
Xuân Hương bay bổng và phát tiết ra muôn màu muôn sắc về thế thái nhân
tình.
Hồ Xuân Hương một danh sĩ lừng lẫy;
hơn phân nữa(100 bài thơ) thơ văn của bà để lại gồm có 17 bài tứ tuyệt,
38 bài Đường luật, 1 bài lục bát biến thể*. Nữ sĩ để lại cho đời những
bài thơ bất hủ được truyền tụng cho tới ngày nay. Nhưng có điều; lịch sử
văn học chưa xác quyết ngày sinh, tử của Hồ Xuân Hươngmặc dù đã kinh
qua một thời gian dài lâu nghiên cứu, tìm hiểu của các nhà biên khảo. Nữ
sĩ Hồ Xuân Hương người xứ Nghệ, gia đình bà thiên di ra Thăng Long và
bà chào đời ở Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận gần Hồ Tây. Nơi đây; về sau bà
thành lập Cổ Nguyệt Đường làm chỗ thù tạc văn nhân thi phú.
Cuối cùng; chẳng tìm ra Hồ Xuân Hương
ra đời vào năm nào và mai táng nơi đâu. Đời chỉ dựa vào văn thơ, tình
yêu hoặc những giai thoại truyền khẩu trong dân gian mà giả định(assume)
tiểu sử của bà; ngoài ra không để lại một chứng tích tài liệu nào khác
hơn.
Nhìn vào hình ảnh cuộc đời của Hồ Xuân
Hương, chúng ta không đòi hỏi một yêu cầu nào khác hơn. Nhưng may thay
những bài thơ của bà nói lên hình ảnh trung thực của chân lý, hình ảnh
trung thành với cuộc đời. Trước cuộc đời và vũ trụ, tiếng thơ của Hồ
Xuân Hương được hòa vào thời gian, được gieo vào cung bậc của thơ, được
ngâm lên bằng âm thanh chắt lọc cô đọng và thấm sâu vào lòng đất trong
một tâm giới của tình yêu, của quả cảm, của xao xuyến, của bức rức, của
“kinh kỳ” của chuyển động cơ thể tạo nên những bộc phá nội tại. Nữ sĩ họ
Hồ là một nữ nhi “thông minh vốn sẵn tại trời” (ND) ở tuổi tám, mười
phát ra từ khẩu khí một lời thơ không phải bình thường và dể dầu như
vậy. Từ cuộc đời, từ vũ trụ ngoại giới đã ý thức một vũ trụ tâm hồn; cha
chết ở mười tuổi, rồi tới mẫu thân rồi lại nhiễu nhương. Những dằn vặt
nội tại chính là những bi thương cuộc đời …
“Giơ tay với thử trời cao thấp
Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài”
(Thơ nôm truyền tụng)
Tiềm ẩn cả một tâm hồn phản kháng,
thách thức giữa vũ trụ quan và vũ trụ nội giới cái nhìn của Hồ Xuân
Hương khác với cái nhìn của tâm lý học, của triết học. Bởi Hồ Xuân Hương
đang đứng giữa của chủ thể, của tâm sinh lý của thời kỳ chuyển kinh
trước khi ý thức sự vật ngoại giới. Trên lý thuyết mang tính chất có
thực(reality) nhưng trong vai trò chủ thể Hồ Xuân Hương chỉ biết về mình
khi có sự vật ngoại giới hiện diện làm cho mình trở nên hiện hữu, vì
rằng; ở tuổi mười, mười lăm của Hồ Xuân Hương là một phản kháng nội tại,
một yếu tố tâm sinh lý thường xảy ra cho những tuổi dậy thì, một phản
kháng siêu hình”giơ tay với thử.. ”là cả một đòi hỏi vượt mức, Hồ Xuân
Hương muốn dấn thân, không sợ, không thị phi; “xoạc” với một ý thức trẻ
thơ mà đã trưởng thành ở nội giới, nội giới ấy là hình ảnh, biểu lộ tự
nhiên đưa tới sự cố là hình ảnh của gợi cảm của ngôn từ. Cũng nhờ đó soi
rõ nội tâm Xuân Hương khi đụng chạm với vũ trụ ngoại giới “Trong sâu
thẳm của mỗi từ ngữ, tôi chứng kiến sự sinh tôi”
(A fond de chaque mot. J’assiste à ma
naissane) Alain Bosquet. Sở dĩ có được những ngôn từ, dù ẩn thể, nó cũng
mang lại một cái nhìn thoáng vụt nhưng kinh hoàng giữa hai hình thái
sáng tạo và ngôn từ trong tâm lý thơ của Hồ Xuân Hương.
Hồ Xuân Hương lớn dần với thời gian
nẩy sinh trong lòng một tư tưởng yếm thế, đôi khi hoài nghi cho chính
mình, và; cũng chưa hẳn định nghiã trọn vẹn hai chữ tục lụy. Thái độ
ngập ngừng ở tuổi tròn trăng của Mai (Hồ Xuân Hương tự là Mai) khi đến
thăm đài Khán Xuân:
Êm ái chiều xuân tới Khán đài
Lâng lâng chẳng bợn chút lòng ai
Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sáng
Một vũng tang thương nước lộn trời
Bể ái nghìn trùng khôn tát cạn
Nguồn ân muôn trượng dể khơi vơi
Nào nào cực lạc là đâu tá ?
Cực lạc là đây chín rõ mười.
(Thăm Đài Khán Xuân)
Hồ Xuân Hương tả cảnh quang như một sự
ngạc nhiên , nhưng hình ảnh ngạc nhiên là hình ảnh không xa lià đối
tượng, gắn bó với đối tượng hiện hữu và trong hình ảnh thiên nhiên đó
gắn bó với đối tượng suy tưởng, gắn bó một ý nghĩ của lòng mình là đã
khám phá được nội giới mình qua đối tượng. Quan hệ của sự khám phá ấy
chính là ngôn từ mà trong thơ của họ Hồ đã xử dụng để cho ta ý thứcsự
tương ứng của ba hoàn cảnh qua một ngôn từ: biểu tượng ngôn từ, biểu
tượng hình ảnh và biểu tượng tâm lý. Không có một đối tượng vũ trụ lúc
ấy mà chỉ có cái nhìn từ vô ảnh mà ra, đó là tâm thức của con người.
Không có một đối tượng vũ trụ mà chỉ dàn trải một tâm trạng bơ vơ giữa
cảnh quan. Nội tâm chao động phát ra những ngôn từ:” êm ái, lâng lâng,
nước lộn trời, dể khơi vơi …” Nữ sĩ Hồ Xuân Hương hiện tại thấy mình
nhiều hơn thấy vũ trụ “Nào nào cực lạc là đâu tá?” thấy được sự hoài
nghi tức là thấy được tâm trạng chơi vơi bằng một sự thức tĩnh trực tiếp
của tâm trạng nhiều hơn qua đối tượng.
Tâm trạng vụt biến thành hình ảnh và
thể hiện ra ngôn từ. Trong thế giới thơ, cõi phi ấy chiếm phần quan
trọng trong sự khám phá của tâm hồn, có thể nói rằng ý thức của nghệ sĩ
bình dân khi sáng tạo ra một câu thơ là do ý kiến về ngoại giới. Hồ Xuân
Hương nhận sự vật trong không gian mà không sao thấy được đối tượng
tình yêu mình mong muốn; cho nên mơ về (rêver à / a dreamy ) sự vật của
vũ trụ là mơ về trạng thái thương nhớ của tình yêu. Đó là những trạng
thái đẩy Hồ Xuân Hương vào sự chọn lựa hôn nhân. Nữ sĩ biết phận mình,
gái ngoài hai mươi là gái lỡ thì đó là cái nhìn sâu xa của con người
muốn tương giao với vũ trụ hiện hữu, mối tương giao đó tìm ra cõi lòng
mình đang ẩn kín từ nội giới, trong bài Già Kén Kẹn Hom bà viết:
Bụng làm dạ chịu trách chi ai ?
“Già Kén Kẹn Hom” ví chẳng sai !
Tiếc điã hồng ngâm cho chuột vọc
Thừa mâm bánh lọc để ngưu vầy
Miệng khôn trôn dại đừng than phận
Bụng ỏng lưng eo chớ trách trời
Đừng đứng núi này trách núi nọ
Thì đâu đến nỗi đói ăn khoai !
(còn tiếp)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét