1. Khái niệm lý tưởng thẩm mỹ
Danh từ lý tưởng
biểu thị quan niệm về sự hoàn thiện bản thân con người và xã hội trong
tương lai. Lý tưởng chỉ cái hiện chưa có, chưa tới, nhưng sẽ tới, sẽ có
khi có các điều kiện khách quan thích hợp.
Lý
tưởng không chỉ là ước mơ, là khát vọng; mà còn là niềm tin, ý chí và
tri thức của con người có ý nghĩa định hướng cho hoạt động nhận thức và
thực tiễn làm cho hành động của con người vươn tới một mục tiêu rõ rệt.
Xây
dựng lý tưởng và đấu tranh vì lý tưởng; thì vấn đề quan trọng là lý
tưởng phải trên cơ sở hiện thực cuộc sống phù hợp với qui luật vận động
và phát triển của xã hội. Tính hiện thực của lý tưởng không phải là tạo
nên hình ảnh tưởng tượng về khát vọng sống, về cái mong muốn; mà là
những dự kiến trong tâm trí kết quả cuối cùng trong mọi hoạt động của cá
nhân, của xã hội khiến cho hoạt động có tính mục đích và có khả năng
tạo thành nghị lực, thành sức mạnh và thành hiện thực.
Lý
tưởng chỉ đúng đắn khi nó dựa trên sự nhận thức khoa học về những mâu
thuẫn, động lực và xu hướng phát triển tất yếu khách quan của xã hội;
đồng thời thấy rõ những phương thức thực tiễn để thực hiện lý tưởng.
Lý
tưởng một khi đã hình thành, tồn tại và phát triển thường được con
người bổ sung, làm phong phú, hoàn thiện hơn về mặt nội dung. Chính
vì vậy, ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, lý tưởng của con người
mang tính tương đối, ổn định. Tùy theo những điều kiện kinh tế – xã hội,
thời đại nhất định thì lý tưởng của con người cũng có sự thay đổi,
chuyển hoá biểu thị thành hệ thống các giá trị khác nhau.
Xét
về hình thức, lý tưởng được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau;
nhưng đều là tổng thể các phương hướng cơ bản của đời sống xã hội. Đó là
lý tưởng chính trị – xã hội; lý tưởng pháp quyền, đạo đức, khoa học,
tôn giáo và thẩm mỹ.
Khác
với khoa học, trong quan hệ thẩm mỹ ngoài những tri thức có tính khách
quan phù hợp với chân lý, nó còn bao hàm cả thái độ chủ quan của con
người đối với khách thể.
Nếu
cảm xúc thẩm mỹ nảy sinh từ sự cảm thụ cái đẹp trong thực tế, thì lý
tưởng thẩm mỹ lại hướng tới cái đẹp trong ươc mơ và khát vọng sống của
con người, nó xây dựng hình ảnh mẫu mực cảm quan về những giá trị thẩm
mỹ mà con người cho rằng cần phải có và sẽ có.
Trong
lý tưởng thẩm mỹ bao hàm cả sự nhận thức về cái hoàn thiện, cái đang
mong muốn, cần phải có và cả tình cảm của chủ thể đối với chúng. Trong
quan hệ thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ thể hiện trong hình thức cụ thể – cảm
tính, toàn vẹn của một sự vật một hiện tượng, một con người nhất định
hoặc một tác phẩm nghệ thuật. Ví dụ qua hình tượng Thạch Sanh, Thánh Gióng, Cô Tấm. Những
hình tượng đó nói lên tình cảm yêu thương, qúy trọng của nhân dân ta
đối với mẫu người lý tưởng và cũng gợi ra ở người cảm thụ lòng say mê,
mến phục.
Lý
tưởng thẩm mỹ biểu hiện tập trung cao nhất của nhu cầu thẩm mỹ, tình
cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ; hay nói một cách khác lý tưởng thẩm mỹ là
giai đoạn cao nhất của nhận thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ. Mọi xúc
cảm, biểu tượng, phán đoán, đánh giá, cảm thụ và sáng tạo thẩm mỹ đều
do lý tưởng thẩm mỹ chi phối và tập trung ở lý tưởng thẩm mỹ.
Có
thể nói hoạt động nói chung và hoạt động thẩm mỹ nói riêng của con
người bao giờ cũng mang xu hướng hiện thực hoá lý tưởng thẩm mỹ. C. Mác
đã chỉ rõ rằng trước khi con người hành động bao giờ con người cũng hình
dung trong trí tưởng tượng của mình hình ảnh của cái mà con người mong
muốn đạt tới. Điều đó đã khẳng định rằng trong hoạt động của con người
không chỉ cải biến dạng vật chất tự nhiên bên ngoài bằng hoạt động vật
chất, mà con người còn thực hiện những mục tiêu đã định sẵn trong ý
thức, trong trí tưởng tượng của họ. Và cũng như vậy, trong hoạt động
thẩm mỹ, các hình mẫu về cái hoàn thiện, hoàn mỹ của lý tưởng thẩm mỹ sẽ định hướng, điều chỉnh và thúc đẩy toàn bộ quá trình đó.
Lý
tưởng thẩm mỹ nói lên đặc trưng về sự hoàn thiện của các sự vật, hiện
tượng của hiện thực, về lối sống của con người. Trong lý tưởng thẩm mỹ,
có chứa đựng cả sự khái quát về những thuộc tính thẩm mỹ đã tồn tại của
hiện thực tự nhiên và xã hội, kể cả việc đề ra mục tiêu mà hoạt động
thẩm mỹ của của xã hội phải vươn tới.
Lý
tưởng thẩm mỹ là tổng thể phương hướng cơ bản của đời sống được kết lại
thành hình ảnh mẫu mực cảm quan về sự hoàn thiện, hoàn mỹ của con người
và của xã hội, nói lên những xu hướng và qui luật của sự tiến bộ lịch
sử.
Lý
tưởng thẩm mỹ là sản phẩm cao nhất của ý thức thẩm mỹ. Mọi hoạt động
thẩm mỹ đều nhằm thực hiện nó. Nghệ thuật đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc thể hiện lý tưởng thẩm mỹ, bởi vì nghệ thuật tạo ra
những hình mẫu hình tượng nghệ thuật về hiện thực hoàn thiện; đồng thời
lý tưởng thẩm mỹ cũng nổi lên như là tiêu chuẩn về cái đẹp của những
giai đoạn khách nhau của sự nghiệp sáng tạo thẩm mỹ của con người.
2. Lý tưởng nghệ thuật
Như
đã phân tích ở trên, lĩnh vực hoạt động cơ bản của lý tưởng thẩm mỹ là
nghệ thuât. Lý tưởng thẩm mỹ trong nghệ thuật đóng vai trò mục tiêu sáng
tạo của nghệ thuật. Vậy lý tưởng thẩm mỹ trong lịch sử phát triển của
nghệ thuật như thế nào?
- Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật nguyên thủy. Đó
là các nghệ thuật thành vách, các thiên thần thoại anh hùng ca tối cổ
đã thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của người nguyên thủy là lý tưởng hướng về
mẫu người chiến thắng muốn tách mình ra khỏi giới tự nhiên, chinh phục
lại tự nhiên. Biểu tượng con người giành được ngọn lửa thiêng trong tay
thần linh, con người không còn run rẩy trước tự nhiên mà có khả năng
chinh phục tự nhiên.
Khát
vọng sức mạnh của con người nguyên thủy là khát vọng sức mạnh của sư
tử, của sự khôn khéo một chim ưng. Tuy muốn tách mình ra khỏi tự nhiên,
người nguyên thủy không muốn đổi lấy sức mạnh của mình với sức mạnh của
tự nhiên, mà chỉ đem sức mạnh của mình gia nhập vào tự nhiên. Đồng thời
lý tưởng thẩm mỹ của người nguyên thủy cũng còn là lý tưởng về sự phồn
thực; đông con, nhiều cháu, lúa bắp đầy nương, lợn gà đầy chuồng, trâu
bò đông đúc trên những thảo nguyên bao la.
- Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật cổ Hy lạp với ba hình mẫu tiêu biểu: mẫu người công dân anh hùng như Hécto, như Axin, vinh quang như thần chiến thắng. Mẫu người nhà hiền triết có tài.
Người Hy lạp cổ đại không chỉ có khát vọng về sức mạnh của đường gươm
của chiến trận, mà còn đánh giá cao sức mạnh của tài trí, của trí tuệ
con người. Suốt muời năm trời vây thành Tơroa, biết bao anh hùng ngã
xuống vẫn không vào được thành. Cuối cùng nhờ vào tài trí của Uylítxơ mà
quân của Agamennông đem được con ngựa gỗ vào thành, và do đó mở được
cổng thành. Cả thiên Iliát của Hôme để ca ngợi cách anh hùng đánh thành
và giữa thành Tơroa. Nhưng cả thiên Ôđítxê của nhà thơ lại chỉ ca ngợi
mưu trí của một Uylixơ trên đường trở về quê nhà. Nhà hiền triết có tài
còn là mẫu mực như : Đêmôcrít, Platông, Arixtốt. Mẫu người: nhà quán quân thể thao.
Khát vọng về con người có sức mạnh của người Hy lạp cổ đại gắn liền với
nhiệm vụ rèn luyện cơ thể của con người. Người đep là người có cơ bắp
cuồn cuộn có thể quật ngã sư tử, hổ, báo. Người đẹp là người có hình mẫu
lý tường như hình người ném đĩa Mirôn trong hội đua tranh tài Ôlempích
còn được lưu truyền đến ngày nay.
- Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật trung cổ.
Do xã hội phong kiến vốn có nhiều kịch tính, do đó sinh ra nhiều hình
thái lý tưởng thẩm mỹ trái ngược nhau. Một mặt lý tưởng thẩm mỹ phụ
thuộc vào đức tin của Thiên chúa giáo, về sự siêu thoát tâm linh về
thiên đường; nhưng mặt khác ở một cực khác, cuộc sống thế tục vẫn chi
phối mãnh liệt con người, mà thi cỏ ca ở thời kỳ cuối cùng của xã hội
trung cổ vẫn hướng về một hình mẫu kỵ sĩ (hiệp sĩ). Một người, một ngựa,
một guơm trong tim tôn thời một nàng, rồi đi khắp nhân gian, thấy việc
bất bình là can thiệp.
Trung
cổ phuơng Đông, do chế độ chuyên chế độc đoán, xã hội không có sự bình
quyền tối thiểu, nhà vua là kẻ nắm quyền sở hữu duy nhất, có quyền thống
trị tuyệt đối trên mỗi số phận con người. Ở đây lý tưởng thẩm mỹ là lý
tưởng chiến thắng, lý tưởng anh hùng có sắc thái đặc biệt ít nhân đạo và
có nhân tố huyền bí.
- Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật phục hưng. Trong
nghệ thuật phục hưng là lý tưởng của giai cấp tư sản đang được hình
thành và bước đầu phát triển. Cuộc cách mạng về văn hoá thời kỳ này tạo
nên một nghệ thuật tiến bộ chống thần quyền tôn giáo, đòi giải phóng con
người. Cho nên, lý tưởng thẩm mỹ thời phục hưng là lý tưởng thẩm mỹ
nhân văn, nó hướng tới ba mẫu người: Mẫu người công dân anh hùng,
nhưng khác với thời cổ đại Hy lạp. Bởi là con người có chiều sâu nội
tâm, khổng lồ về tầm vóc, về tài tử, về năng lực sẵn sàng đón nhận mọi
nhiệm vụ, mọi thử thách. Mẫu người nhà bác học, là những người khổng lồ về hiểu biết, muốn nắm hết mọi tri thức để xây dựng cuộc sống mới. Mẫu người nhà tư sản, biết làm giàu, biết mở công xưởng sản xuất và buôn bán lớn.
Nhìn
chung, lý tưởng thẩm mỹ thời phục hưng còn có nét trừu tượng và chưa
hoàn chỉnh vì nó mới chỉ đặt vấn đề giải phóng con người nói chung; nó
cũng bộc lộ một khiá cạnh nào đó của nhà tư sản, một “thương nhân lém
lỉnh”, nhưng khôn ngoan.
- Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật cổ điển (XVII). Sự
hòa hoãn của giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ phong kiến qúy tộc
thời kỳ này đã tạo nên một nghịch lý trong lý tưởng thẩm mỹ cổ điển. Cho
nên, nghệ thuật cổ điển hướng đến mẫu người công dân quý tộc, đó là con người anh hùng,
sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ quốc gia. Nhưng người anh hùng đó luôn
tự phải giải quyết giữa một bên là tình cảm với một bên là nhiệm vụ, bên
này là nghĩa và bên kia là tình. Đồng thời, chúng ta còn thấy lý tưởng
dục vọng tư sản cuối cùng vẫn thắng lý tưởng công dân hiệp sĩ kiểu phong
kiến đã lỗi thời.
- Lý tưởng thẩm mỹ nghệ thuật khai sáng (XVIII). Đây
là thời kỳ sôi động của cách mạng tư sản và của giai cấp tư sản nhằm
xóa bỏ thế hoà hoãn với giai cấp địa chủ phong kiến, xoá bỏ chế độ phong
kiến. Cho nên mẫu người lý tưởng thời kỳ này hướng về mẫu người hành
động có lý trí, kiên nghị và đầy trách nhiệm.
- lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật lãng mạn. Lý
tưởng thẩm mỹ thời kỳ này là rất phức tạp. Nó phức tạp về thiên hướng
và về sắc độ. Nó mang tính chất của nghệ thuật lãng mạn tích cực và lãng
mạn tiêu cực.
Đặc
điểm chung của lý tưởng thẩm mỹ lãng mạn là lý tưởng khát vọng về một
cuộc sống hoàn thiện ở bên ngoài hiện thực, vượt lên trên cuộc đời
thường. Đặc điểm riêng trong lý tưởng thẩm mỹ của lãng mạn tích cực là
muốn đấu tranh cho tự do con người, nhưng vấn đề đặt ra của họ còn quá
mơ hồ. Sống giữa thế giới bạo tàn mà họ chỉ kêu gọi lòng từ thiện và vì
không đặt lý tưởng vào thực tại cuối cùng, nên nghệ thuật lãng mạn
thường thiếu lòng tin vững chắc vào sức mạnh thực tế của con người.
Giăng Văn Giăng tu thiện gần như trở thành thánh nhân, nhưng khi chết
thì vẻ đẹp của ông chỉ còn vương lại đâu đó trên nấm mồ cô quạnh trong
những chiều vàng lá rụng khôn nguôi của khát vọng của niềm mong ước. Rồi
có Exmêranđa hiện ra như thiên thần trong một thế giới rách nát, còn
Quadimôđô sánh bừng lên một phẩm chất đẹp bên trong qua hình hài xấu xí:
chột, thọt, gù. Nhưng khi nhà văn Víchtoguygô khép cuốn tiểu thuyết “Nhà thờ đức Bà Pari”, hẳn
ta cảm nhận ngay được một không gian như trùng xuống, âm u, vô vọng
trong hình hài bộ xương mảnh mai đến thương hại của Exmêranđa được bộ
xương thọt, gù của Quadimôđô ôm ấp nâng niu.
- Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật hiện thực phê phán. Do
biết đặt lý tưởng vào thực tại của cuộc sống của nhân dân mà lý tưởng
thẩm mỹ của nghệ thuật hiện thực phê phán có một nội dung lịch sử. Các
nghệ sỹ hiện thực phê phán cố gắng tìm cách giải quyết mặt thẩm mỹ của
cái đang mong muốn và cái cần phải có – cái con người có thể đạt tới như
một mục đích, đích thực của cuộc sống. Các nhân vật của Bandắc,
Stăngđan, Đíchken, Tônxtôi, Tsêkhốp tìm thấy con người những năng lực dự
trữ và những khả năng chống lại cuộc sống tầm thường, tàn bạo. Bên cạnh
sự phát hiện ra cái ác, phát hiện ra các nguyên nhân tha hóa con người,
và cho dù các nhân vật của nghệ thuật hiện thực phê phán thường bị hoàn
cảnh lấn át, thì đằng sau những thiên truyện của họ, vẫn toát lên vẻ
đẹp bên trong và những khả năng bên trong của con người, mặc dù chưa bộc
lộ đầy đủ.
- Lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa. Lý
tưởng thẩm mỹ hiện thực xã hội chủ nghĩa không cố gắng tìm cách giải
quyết mặt thẩm mỹ của cái đáng mong muốn và cái cần phải có chỉ như một
mục đích, mà tìm cách thực hiện nó trong thực tiễn cách mạng. Chính vì
vậy mẫu người của nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa là mẫu người có
khả năng cải tạo hiện thực khách quan phấn đấu cho một lý tưởng cao đẹp,
con người phát triển và hoàn thiện; đó là lý tưởng thẩm mỹ vừa phù hợp
với giấc mơ chân chính của nhân loại, vừa dựa trên những tiền đề và cơ
sở thực tế sẽ là lý tưởng thẩm mỹ phản ánh đúng xu thế tất yếu của lịch
sử.
1 nhận xét :
Cảm ơn! Bài viết đã cun cấp cho Tôi thêm kiến thức bổ ích.
Đăng nhận xét