Phan Khôi sinh năm 1887 mất ngày 05 tháng 08 năm 1960. Bút danh: Chương Dân, Thông Reo, Tú Sơn (phiên âm chữ “tout seul” có nghĩa là một mình). Học chữ Nho từ nhỏ, đỗ Tú tài Hán học năm 1095, tự học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp. Năm 1907 tham gia Đông kinh nghĩa thục, viết Đăng cổ tùng báo (Tập báo khêu đèn gióng trống). Pháp khủng bố Đông kinh nghĩa thục, ông trở về Quảng Nam; bị bắt trong phong trào chống thuế (1908) phải tù một thời gian; sau đó ra Hà Nội; viết báo Nam Phong. Trước 1945, sống chủ yếu ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn, viết trên các tờ: Thực nghiệm dân báo, Hữu thanh, Phụ nữ tân văn, Thần chung, Phụ nữ thời đàm, Đông Pháp thời báo, Trung lập, Đông Tây, Tràng An, Hà Nội báo, Tao Đàn, Tri tân, chủ chương tờ Sông Hương (1936 – 1939); xuất bản Chương Dân thi thoại (1936), Trở vỏ lửa ra (tiểu thuyết, 1936). Sau cách mạng tháng Tám, sống ở Quảng Nam rồi ra Hà Nội; thời kháng chiến chống Pháp công tác ở Việt Bắc, tham gia Đoàn Văn nghệ kháng chiến, dịch sách, nghiên cứu ngôn ngữ học… Là nòng cốt của “Nhóm” “Nhân văn giai phẩm”, ông bị khai trừ ra khỏi hội nhà văn (1958). Ông mất ở Hà Nội ngày 05 tháng 08 năm 1960 (Về năm mất của Phan Khôi, có rất nhiều thông tin không chính xác, trong nhiều bài viết. Theo Từ điển Văn học (Bộ mới xuất bản năm 2004), Phan Khôi mất ngày 05 tháng 08 năm 1960. Cũng phải nói thêm rằng“Nhân văn giai phẩm”, xét về nguồn gốc là sự kết hợp giữa tờ Nhân Văn, một tờ báo văn hóa – xã hội có trụ sở tại 27 Hàng Khay Hà Nội do Phan Khôi làm chủ biên với tạp chí Giai Phẩm tạo thành. Nói một cách khác, đây là cơ quan ngôn luận của phong trào văn học nghệ thuật theo khuynh hướng “Nghệ thuật vị nghệ thuật” đối lập với khuynh hướng“ Nghệ thuật vi nhân sinh” giữa những năm thập niên năm mươi của thế kỷ trước. Những thành viên của phong trào Nhân văn giai phẩm, đều là những nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu nổi tiếng như: Hoàng Cầm, Hữu Loan, Trần Dần, Phan Khôi, Phùng Quán, Lê Đạt, Cao Xuân Huy, Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh, v.v… Phan Khôi là người đầu tiên sử dụng các khái niệm“Nghệ thuật vị nghệ thuật”, “Học phiệt”; mà nội dung của nó hàm chứa sự mở đầu của một cuộc cách mạng trong thi ca như tác giả Thi Nhân Việt Nam từng khẳng định. Chính những thuật ngữ này đã dấy lên những tranh luận có khuynh hướng “Bút chiến” trên diễn đàn thơ văn Việt Nam từ thời kỳ Tiền chiến đến những thập niên năm, sáu mươi của thế kỷ trước. Tôi còn nhớ, những năm học đại học sau năm 1975, ở trường đại học Văn Khoa, khi được nghe các giáo sư Trần Thanh Đạm, nhà thơ Nguyễn Đình Thi, nhà sử học Trần Quốc Vượng nói chuyện về Nhóm Nhân văn giai phẩm, rồi các thầy đọc một vài câu thơ trong bài Tình già của Phan Khôi và bài Nhất định thắng của Trần Dần. Qua đó, chúng tôi cũng chỉ biết mang máng về một khuynh hướng Nghệ thuật vị nghệ thuật đối lập với khuynh hướng nghệ thuật vị nhân sinh do Đảng Lao động Việt Nam khởi xướng để chống lại khuynh hướng nghệ thuật vị nghệ thuật trong những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Khuynh hướng nghệ thuật vị nghệ thuật, - là khuynh hướng “văn nghệ phản động, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa và vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam trong văn nghệ; đề cao tư tưởng tự do sáng tạo và đòi sáng tạo theo sở thích của người nghệ sĩ, chứ không phụ thuộc vào chính trị”; "trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ"… như kết luận trong vụ án “Nhóm Nhân văn giai phẩm”… Trong bài viết này, tôi không có ý định bàn luận về “Vụ án Nhân văn giai phẩm”của thế kỷ trước. Chỉ mạn phép bàn về các phương diện nào đó bài thơ Tình già của Phan Khôi. Nhưng biết làm sao được. Chính Phan Khôi, người nghệ sĩ tài ba ấy, - người được coi là linh hồn của phong trào Nhân văn giai phẩm! Chỉ biết rằng trong số những văn nghệ sĩ từng là thành viên của Nhóm Nhân văn giai phẩm một thời, có rất nhiều người đã gặt hái được sự thăng hoa trái tim của Nữ thần nghệ thuật, nhưng không ít người bị rơi vào cảnh khốn cùng của nghề văn. Thôi thì đó là vấn đề lịch sử! Và lịch sử tự nó có cách hóa giải theo thời gian. Nhất là đối với nghệ thuật vẫn có con đường riêng, - con đường mà trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội thì không thể, ví như chính trị, thủ đoạn chính trị của vòng xoay quyền lực là tính đặc thù của chính trị; còn nghệ thuật là tự thân trong sự cảm nhận, đánh giá công chúng, - chủ thể đánh giá nghệ thuật thì trước hết ở đây sự đánh giá với tinh thần chủ động, tự giác, mang tính tích cực và tự do lựa chọn tác phẩm nghệ thuật cho phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ - lý tưởng thẩm mỹ của mình, thông qua kinh nghiệm thẩm mỹ của bản thân và xã hội. Người ta cũng không thấy làm lạ khi có những sáng tạo nghệ thuật đã tồn tại nhiều thế kỷ, nhưng ở mỗi thời đại lại có khả năng biểu đạt của nó khác nhau. Cùng một bản nhạc, một vở kịch có nhiều chủ thể khác nhau biểu hiện, nhưng cũng có những sự thành công, thất bại và do tính chất mở của nghệ thuật đã mang lại tính vô tận trong sáng tạo của chủ thể biểu hiện dưới các hình thức không gian, thời gian, hình tượng nghệ thuật khác nhau. Vào thời kỳ đổi mới, nhiều nghệ sĩ từng tham gia Nhóm Nhân văn giai phẩm đã được phục hồi danh dự và được phong tặng các giải thưởng cao quí như Giải thưởng Hồ Chí Minh: Giáo sư Cao Xuân Huy, Văn Cao, Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Tý; Giải thưởng Nhà nước: Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm. Giải thưởng này là muộn, nhưng xứng đáng, ví như ông Đỗ Chu (thành viên của Hội đồng Giải thưởng chuyên ngành Văn học) đã phát biểu: “Có thể cho đây là lời xin lỗi của anh em đối với các anh”.“Giải thưởng này là cử chỉ đẹp, cho dù là muộn, nhưng muộn còn hơn không."[1] Theo tôi, ông Đỗ Chu đã nhân danh ai? “Anh em” nào đối với …“các anh”? Và sao “muộn còn hơn không”? Phải nói rằng, “lời xin lỗi” ấy, ít nhất phải là Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và còn hơn nữa… Tờ Phụ Nữ Tân Văn ngày 10.3.1932 giới thiệu bài thơ Tình Già của Phan Khôi được coi như đột phá khẩu cho phong trào thơ mới. Nói như cách ví của không ít văn nghệ sĩ thời ấy là Phan Khôi đã thổi một luồng gió mới xô ngã bức tường thành khép kín trong vòng luẩn quẩn của thi ca Nho học. Tình già, một bài thơ còn nhiểu ẩn số! Theo chúng tôi cái ẩn số ấy ngoài phương diện tình yêu lứa đôi, có thể xét về hai phương diện: 1. Tình già – Phong cách thơ mới; 2. Tình già – Thiên hướng chính trị. 1. Tình già – Phong cách thơ mới Là một bài thơ viết theo phong cách, diễn đạt hoàn toàn mới, nếu không nói là đối lập và hoàn toàn xa lạ với phong cách thơ truyền thống, - thơ đường luật vốn đã có lâu đời trong thi ca Việt Nam. Đó là lối thơ phải có vần, lại phải hạn định số từ trong mỗi câu theo những nguyên tắc nhất định. Thật khó lý giải khi chúng ta đọc những bài bình giảng thơ đăng rải rác, được tập hợp trong Chương Dân thi thoại mới thấy một cách hiểu mặn mà, thích thú về những bài thơ Nôm, thơ quốc ngữ mới xem tưởng tầm thường... Phan Khôi là người thẩm thấu được cái tinh túy, cao siêu của thơ cũ. Về phương diện thơ cũ, một số thơ Phan Khôi chứa tứ thâm trầm với lời thơ già dặn, điêu luyện: đọc Bơi thuyền trên sông Tân Bình…Song, ông lại là người sớm nhìn thấy tính chất khuôn sáo, chật hẹp của thơ cũ. Nếu nói ông hoàn toàn phá bỏ thơ cũ để xây dựng một lối thơ hoàn toàn mới, - thơ văn xuôi chắc không đúng như một số người từng ngộ nhận. Vì dù là thơ mới hay thơ cũ vấn đề cốt lõi trong thi ca theo ông vẫn là vần điệu, - đó là phương tiện dùng để truyền tải nội dung của tác phẩm và cũng là cái tạo nên phong cách diễn đạt cá nhân của người làm thơ. Thơ mới là một khuynh hướng sáng tác theo lối tự do mà Phan Khôi đem trình ra giữa làng thơ. Ông từng viết rằng: “Làng thơ bên Pháp lâu nay có nảy ra một lối thơ mới kêu là "thi tự do" (vers libre). Nó đã không niêm, không luật, không hạn chữ, cũng không có vần nữa. Bên Tàu chừng hơn 10 năm nay cũng có lối thơ mới ấy rất thịnh hành”. Điều này, chứng minh rằng Phan Khôi phê phán tính hạn chế, sự chật hẹp của lối thơ cũ, - là thơ viết theo nguyên tắc không chỉ phụ thuộc tuyệt đối vào vần điệu, mà còn bị chi phối về hình thức và nội dung. Vần điệu, hình thức và nội dung theo lối thơ cũ không đáp ứng được những yêu cầu mới của thơ văn xuôi về sau này, - lối thơ mà ngày nay đã thành phổ biến. Chả thế, khi làm thơ tôi cũng không ngần ngại phá cách cả thơ mới “truyền thống” khi làm câu thơ vẻn vẹn có một chữ. Phan Khôi tất nhiên không tán thành Ký giả Thượng Minh, vì Thượng Minh đã sửa lại bài Tình già theo lối “lục ngôn tân thể” đại khái như: 2. Tình già – Thiên hướng chính trị đầy mâu thuẫn Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn (Canada - Thể thao & Văn hoá) khi phân tích Tình già ở phương diện chính trị cũng hết sức độc đáo. Đó là cần phải “giải mã” con số 24 năm xưa/ 24 năm sau/ trong bài thơ. Theo ông, “cách hiểu hay nhất là mượn chủ đề tình cảm trai gái để nói về một chuyện lớn lao, sâu xa hơn - về một mối cựu tình của chính tác giả, đại diện cho cả xã hội”. Rằng “Bài thơ xuất hiện năm 1932,” và mở đầu bằng câu: Hai mươi bốn năm xưa/ “trừ đi 24 năm, ta có năm 1908…, năm 1908 là năm bản lề của Việt Nam. Hai sự kiện nổi bật là: 1) “Đông Kinh nghĩa thục” … 2) “Trung kì dân biến” tức cuộc biểu tình chống sưu thuế… vào năm 1908 rồi lan ra khắp miền Trung và bị Pháp đàn áp khốc liệt”…24 năm sau, tình cờ nơi đất khách gặp nhau/ “- tình cờ vì đây là sự trọng vọng của hai ông bà Nguyễn Đức Nhuận và Cao Thị Khanh biệt đãi, trả 100 đồng cho 4 bài viết mỗi tháng, “tức là hơn lương công chức ngạch cao cấp cỡ huyện, phủ”, khi ông làm chủ bút cho tạp chí Phụ nữ tân văn. “Ôn chuyện cũ” là để biết cái mới (ôn cố tri tân) – “liếc đưa nhau…” là tiễn biệt, những “con mắt còn có đuôi” tức không phải thiếu cảm tình lưu luyến”. “Từ đây ông đoạn tuyệt với nền cựu học của nho sĩ và quyết liệt không đội trời chung với thứ văn minh “khai hóa” giả trá của người Pháp. Hai chữ “đôi ta” “Đôi ta” đây nếu không hiểu là trai gái thì chỉ có thể giải thích là xã hội phong kiến cũ và xã hội Duy tân mới, là cựu học và tân học, cụ thể hơn nữa là phương tiện giáo dục và truyền thống từ chữ Nho sang chữ abc (chữ Quốc ngữ)”. Sự phân tích trên đây của nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn, cũng phản ánh phần nào thiên hướng chính trị của Phan Khôi; nhưng mới chỉ giới hạn trong việc giải quyết giữa “cựu học và tân học” xét về mặt giáo dục. Song việc giải mã con số 24, trước và sau thì lại là một cơ sở khoa học để nghiên cứu thiên hướng chính trị của Phan Khôi. Chúng ta đã biết, tư tưởng của Phan Khôi là cấp tiến, vì năm 1907 (năm ông hai mươi tuổi) tham gia Đông kinh nghĩa thục, viết Đăng cổ tùng báo (Tập báo khêu đèn gióng trống). Pháp khủng bố Đông kinh nghĩa thục, ông trở về Quảng Nam; bị bắt trong phong trào chống thuế (1908) phải tù một thời gian; sau đó ra Hà Nội; viết báo Nam Phong. Bên cạnh tư tưởng cấp tiên theo “Đông kinh nghĩa thục”, khoảng thời gian trước 1929, 1930, trong tư tưởng của ông còn có ít nhiều yếu tố thủ cựu, ví dụ trong bài Bàn về tế giao (Nam phong), ông kêu gọi mọi người nên “Tôn vua, kính trời”; hoặc trong bài Luận về khí tiết (Hữu thanh), ông cũng chưa phân biệt được chính quyền Pháp ở Đông Dương với một nước Pháp dân chủ ở chính quốc để rồi đi đến nhận định: “Nước Pháp là một nước trọng nhân đạo, chuộng tự do, bình đẳng, thật là có lòng thật có lòng vun đắp nên khí tiết cho ta…”. Sau những năm 1930, Phan Khôi là một “kiện tướng” trong làng báo chí Việt Nam đương thời tích cực chống lại tư tưởng thủ cựu của Nho giáo và tư tưởng khai hóa của người Pháp… Điều đó chứng tỏ rằng, thiên hướng chính trị của Phan Khôi chứa đựng đầy mâu thuẫn mà chính ông vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng, ví như trên một ngã ba đường. Đó là mâu thuẫn giữa xã hội phong kiến với sự khai hóa của người Pháp; mâu thuẫn giữa xã hội phong kiến với tư tưởng cấp tiến Đông kinh nghĩa thục; mâu thuẫn giữa sự khai hóa của người Pháp và tư tưởng Đông kinh nghĩa thục. Dẫu rằng như vậy, nhưng tư tưởng cấp tiến theo Đông kinh nghĩa thục vẫn là tư tưởng cốt lõi trong thiên thướng chính trị của Phan Khôi: “Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn đà không đặng; Để đến nỗi tình trước phụ sau, chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau!” -“Hay! Nói mới bạc làm sao chớ! Buông nhau làm sao cho nỡ? Thương được chừng nào hay chừng nấy, chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy! Ta là nhân ngãi, đâu có phải vợ chồng mà tính việc thuỷ chung?” Hai mươi bốn năm sau, tình cờ đất khách gặp nhau; Đôi cái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được! Ôn chuyên cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi! Con mắt còn có đuôi”. TÌNH GIÀ [1] Tháng 02/2997, khi trả lời phỏng vấn báo điện tử VietnamNet, nhà thơ Lê Đạt đã dẫn câu nói trên của ông Đỗ Chu.
Một đêm vừa gió, vừa mưa,
Dưới đèn mờ, trong nhà nhỏ,
Đôi bạn đầu xanh than thở…”
một đêm vừa gió lại vừa mưa,
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:
“Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
mà lấy nhau hẳn đà không đặng;
Để đến nỗi tình trước phụ sau,
chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau!”
“Hay! Nói mới bạc làm sao chớ!
Buông nhau làm sao cho nỡ?
Thương được chừng nào hay chừng nấy,
chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng, mà tính chuyện thủy chung”?
Hai mươi bốn năm sau, tình cờ nơi đất khách gặp nhau;
Đôi mái đầu đều bạc, nếu chẳng quen lung, đố nhìn ra được!
Ôi chuyện cũ mà thôi. Liếc mắt nhau đi rồi! Con mắt còn có đuôi.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét