Giấc mơ là một sinh hoạt của não mà ta không thể
kiểm soát được. Ngủ mơ chiếm gần 10% thời gian sống của mỗi một trong
chúng ta. Nhưng khoa học hiện biết rất ít về 10% này của cuộc đời.
Giấc mơ đẹp (Ảnh có tính minh họa).
Thế nên dân tình lưu truyền nhiều huyền thoại, nhiều kiến thức chưa kiểm chứng...
Một cách rất sơ lược, giấc ngủ mỗi đêm không phẳng lặng như một dòng sông mà ta lần lượt ngủ nông (chập chờn), ngủ sâu (đồ thị não ghi rất ít sinh hoạt, nhịp thở rất đều, nhiệt độ thân thể xuống ít nhất là 0,5 độ ...), ngủ mơ hay REM sleep - Rapid Eye Movement sleep (sinh hoạt não gần giống như lúc thức, nhịp thở trở nên bất bình thường, mí mắt cử động nhiều) hay sommeil paradoxal - nghịch lý vì đúng ra là ta ngủ thật trong lúc ấy, các cơ bắp hoàn toàn bất động, thoải mái, nhưng sinh hoạt não lại rất năng động.
Mỗi đêm ta cứ lần lượt 4, 5 chu kỳ như thế, mỗi chu kỳ 90 - 105 phút trong đó có tất cả khoảng 80 - 90 phút ngủ mơ cho cả đêm.
Tựu trung ta biết là giấc ngủ sâu giúp phục hồi sức lực còn giấc ngủ mơ là để sắp xếp lại các biến cố về trí tuệ ban ngày hầu làm một sự chọn lọc, cái nào cần thì giữ, cái khác thì liệng để có thể làm tăng lên sự hữu hiệu của một trí nhớ có thứ tự. Chính vì vậy ta thường khuyên các học sinh, sinh viên đi ngủ đủ giấc đêm trước hôm thi.
Thế nhưng có một “luật” tuyệt đối: thế giới của giấc ngủ là một thế giới mà ta không ý thức được và không nhớ được - trừ trường hợp những đêm thức trắng thì sáng hôm sau ta mệt mỏi- .
Ở đây ta loại trừ những phương pháp “học trong lúc ngủ” bằng cách để máy nghe bên cạnh trong lúc ngủ. Các mhà khoa học đã chứng minh rằng nếu ta ngủ thì không học được, nếu ta học được trong hoàn cảnh đó thì thực ra ta chỉ ngủ mơ màng, ngủ nông. Rốt cuộc, phương pháp học trong lúc ngủ mang lại hai cái hại: ta sẽ học không nên trò nên trống gì mà ta lại không ngủ tốt, một nguyên nhân làm “mòn” trí nhớ.
Thế nào là giấc mơ?
Con người không phải là loài duy nhất nằm mơ lúc ngủ. Một số lớn các động vật có vú mơ, các loài chim cũng mơ. Thế có nghĩa không cần có lời nói hay ngôn ngữ mới mơ. Thông thường, các động vật ăn thịt và săn thịt (prédateurs) mơ nhiều hơn các con mồi (proies) - Chỉ có hai loài động vật có vú không mơ là cá heo và cá voi - vì chúng sống trong nước, nếu ngủ mơ thì chúng sẽ không kiểm soát được cơ thể, sẽ bị chìm hay bị nước vào phổi -.
Trước nhất giấc mơ xuất hiện đa phần là trong lúc ngủ REM và có thể tiếp tục trong giấc ngủ sâu. Theo nguyên tắc những gì xãy ra trong ban đêm tùy thuộc cuộc sống của ta lúc thức, ngày hôm trước hoặc đôi khi trong quá khứ. Ta không mơ một điều gì mới. Có mới chăng là các cấu trúc của nội dung giấc mơ gồm những tổng thể những sự kiện xưa cũ, trộn lẫn lộn với những sự kiện gần hơn, nhiều khi làm ta không hiểu được.
Một cách ví von, có giáo sư đã nói là ban đêm, lúc ngủ, trong khi mơ não ta... leo lên gác xó sắp xếp lại đồ đạc cho có trật tự, loại bỏ những món không cần thiết, chỉ làm chật nhà và nhiều khi ta tìm thấy một vài cỗ vật của ông bà ta ngày xưa.
Một trí nhớ tốt là một trí nhớ có tổ chức và biết sàng lọc cái nào cần nhớ và cái nào cần quên.
Chức năng chính của giấc mơ là tổ chức giúp trí nhớ làm việc. Mất ngủ, ngủ không đủ có hại cho trí nhớ là như thế.
Trong lúc “dọn dẹp” xếp đặt cho có thứ tự các sinh hoạt và biến cố ban ngày như thế, nhiều khi ta bổng tìm ra dấu vết của những sự kiện xưa cũ... trong các giấc mơ, có thể một sự kiện gần được kết hợp với những kỷ niệm xa xưa thành không có đầu có đuôi gì hết.
Não tiếp tục làm việc ban đêm nhưng thông thường sáng hôm sau ta quên là ta đã mơ - vì đó là một sinh hoạt tự nhiên và vô thức - cũng gần như là việc ta thở hay tim ta đập.
Ác mộng?
Cũng là một loại giấc mơ. Có khác chăng là nội dung căng thẳng. Phải nhìn nhận rằng trong cuộc sống ban ngày nhiều khi ta cũng phải đối mặt với nhiều trường hợp khó xữ, những chấn thương thể xác hay tinh thần, những sự sợ hãi trước những hiểm nguy, những tranh chấp tiềm ẩn hay những xung đột mà ta cố tình đè nén... Trong đêm, khi mà ý thức không làm việc, những khó khăn này tha hồ “bùng nổ” ra, có khi dưới những hình thức đầy bạo lực.
Muốn giải thích những ác mộng, ta phải đi sâu hơn về tâm thần học. Đó sẽ là chủ đề của bài sau.
Ta có nhớ nội dung của các giấc mơ ban đêm?
Một nghiên cứu gần đây, của nhóm nghiên cứu về khoa học Thần kinh Lyon (Pháp), đăng trên Cerebral Cortex cho thấy là nếu ta có thể nhớ, sáng hôm sau, về nội dung của những giấc mơ trong đêm là vì ta đã có những lần chợt thức giấc trong đêm ấy.
Phương pháp:
Các nhà nghiên cứu đã ghi đồ thị sinh hoạt não bộ của hai nhóm tình nguyện viên. Nhóm đầu gồm những người tuyên bố là họ thường nhớ rất rõ nội dung của các giấc mơ của họ. Nhóm thứ nhì gồm những người hiếm nhớ những gì họ mơ trong đêm.
Để có được những sinh hoạt của não bộ phân tích được, các nhà khoa học cho các tình nguyện viên sống và ngủ trong khi bên cạnh họ có một giọng nói liên tục đọc một tràng tên trong đó có tên của họ. Những âm thanh này không ngừng, trong khi những người tình nguyện viên ngủ và cả trong suốt thời gian ban ngày nữa.
Kết quả cho thấy là cường độ sinh hoạt não bộ của hai nhóm người này rất khác nhau.
Những người nhớ nội dung của các giấc mơ là những người có sinh hoạt não bộ lớn. Lúc nào họ cũng “tỉnh”, tức là não của họ làm việc, lúc thức cũng như lúc ngủ, nhiều hơn, năng động... hơn là những người không nhớ nội dung của các giấc mơ. Trong lúc ngủ thì họ có nhiều lần thức dậy thật ngắn (micro réveils). Trong giới nghiên cứu về giấc ngủ ta biết là những lần thức giấc trong đêm ngắn hơn 3 phút thì ta không ý thức được là ta tỉnh ngủ.
Đồ thị của sinh hoạt thần kinh (Electro encéphologramme hay EGG) cho thấy điều đó.
Thật sự thì kết quả này phù hợp với giả thuyết mà giới khoa học về giấc ngủ vẫn biết từ lâu nay: chúng ta không thể nào nhớ gì xảy ra trong khi ngủ. Nếu ta nhớ nội dung của những giấc mơ là vì ta có những giai đoạn thức giấc rất nhỏ rất ngắn trong lúc ngủ.
Giả thuyết này được minh chứng bởi nhóm nghiên cứu ở Lyon: trung bình những người trong nhóm “nhớ nội dung các giấc mơ” chợt thức tổng cộng 15 phút trong đêm trong khi nhóm kia chỉ thức giấc khoảng 5 phút.
Có thể những người “hay mơ” trong thí nghiệm có nhiều thức dậy ngắn (micro réveil) hơn vì não họ phản ứng nhiều hơn với tiếng động của môi trường, họ dễ bị xao nhãng bởi tiếng động, ban đêm cũng như ban ngày, Ban đêm như thế, họ ngủ nông hơn và có thể về lâu về dài, giấc ngủ của họ không giúp họ tái tạo lại sự khỏe khoắn sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Kết luận
Mỗi đêm chúng ta mơ khoảng 80 - 90 phút, một sinh hoạt sinh lý bình thường và cần thiết để củng cố bộ nhớ của trí não. Thế nhưng thông thường ta nhớ rất ít về các giấc mơ trong đêm.
Những người có khả năng kể lại các giấc mơ của họ thường là những người hay thức giấc một thức giấc rất ngắn - micro réveil - ngay sau mỗi lần mơ vì như thế họ cho phép não bộ họ ghi vào bộ nhớ nội dung của giấc mơ này.
Nhưng vai trò của các giấc mơ rất quan trọng. Nếu giai đoạn ngủ sâu giúp ta tái tạo lại sức lực đã mất sau một ngày làm việc nặng nhọc thì ngủ mơ giúp ta giữ thăng bằng tâm lý và trí tụê.
Trẻ sơ sinh còn cần ngủ mơ hơn nữa : trong lúc mơ, các cháu phát triển các dây liên hoàn trong não và kiện toàn như thế khả năng phát triển trí tuệ. Điều đó cũng dễ hiểu thôi vì ở trẽ sơ sinh hay ở người lớn, trong lúc ngủ mơ, ta dọn dẹp, sắp xếp lại những gì ta đã ghi nhận trong ngày để có thứ tự, đễ dễ nhớ. Một công việc tự động, sinh lý, mà là một công việc tối ư cần thiết.
Giấc mơ đẹp (Ảnh có tính minh họa).
Một cách rất sơ lược, giấc ngủ mỗi đêm không phẳng lặng như một dòng sông mà ta lần lượt ngủ nông (chập chờn), ngủ sâu (đồ thị não ghi rất ít sinh hoạt, nhịp thở rất đều, nhiệt độ thân thể xuống ít nhất là 0,5 độ ...), ngủ mơ hay REM sleep - Rapid Eye Movement sleep (sinh hoạt não gần giống như lúc thức, nhịp thở trở nên bất bình thường, mí mắt cử động nhiều) hay sommeil paradoxal - nghịch lý vì đúng ra là ta ngủ thật trong lúc ấy, các cơ bắp hoàn toàn bất động, thoải mái, nhưng sinh hoạt não lại rất năng động.
Mỗi đêm ta cứ lần lượt 4, 5 chu kỳ như thế, mỗi chu kỳ 90 - 105 phút trong đó có tất cả khoảng 80 - 90 phút ngủ mơ cho cả đêm.
Tựu trung ta biết là giấc ngủ sâu giúp phục hồi sức lực còn giấc ngủ mơ là để sắp xếp lại các biến cố về trí tuệ ban ngày hầu làm một sự chọn lọc, cái nào cần thì giữ, cái khác thì liệng để có thể làm tăng lên sự hữu hiệu của một trí nhớ có thứ tự. Chính vì vậy ta thường khuyên các học sinh, sinh viên đi ngủ đủ giấc đêm trước hôm thi.
Thế nhưng có một “luật” tuyệt đối: thế giới của giấc ngủ là một thế giới mà ta không ý thức được và không nhớ được - trừ trường hợp những đêm thức trắng thì sáng hôm sau ta mệt mỏi- .
Ở đây ta loại trừ những phương pháp “học trong lúc ngủ” bằng cách để máy nghe bên cạnh trong lúc ngủ. Các mhà khoa học đã chứng minh rằng nếu ta ngủ thì không học được, nếu ta học được trong hoàn cảnh đó thì thực ra ta chỉ ngủ mơ màng, ngủ nông. Rốt cuộc, phương pháp học trong lúc ngủ mang lại hai cái hại: ta sẽ học không nên trò nên trống gì mà ta lại không ngủ tốt, một nguyên nhân làm “mòn” trí nhớ.
Thế nào là giấc mơ?
Con người không phải là loài duy nhất nằm mơ lúc ngủ. Một số lớn các động vật có vú mơ, các loài chim cũng mơ. Thế có nghĩa không cần có lời nói hay ngôn ngữ mới mơ. Thông thường, các động vật ăn thịt và săn thịt (prédateurs) mơ nhiều hơn các con mồi (proies) - Chỉ có hai loài động vật có vú không mơ là cá heo và cá voi - vì chúng sống trong nước, nếu ngủ mơ thì chúng sẽ không kiểm soát được cơ thể, sẽ bị chìm hay bị nước vào phổi -.
Trước nhất giấc mơ xuất hiện đa phần là trong lúc ngủ REM và có thể tiếp tục trong giấc ngủ sâu. Theo nguyên tắc những gì xãy ra trong ban đêm tùy thuộc cuộc sống của ta lúc thức, ngày hôm trước hoặc đôi khi trong quá khứ. Ta không mơ một điều gì mới. Có mới chăng là các cấu trúc của nội dung giấc mơ gồm những tổng thể những sự kiện xưa cũ, trộn lẫn lộn với những sự kiện gần hơn, nhiều khi làm ta không hiểu được.
Một cách ví von, có giáo sư đã nói là ban đêm, lúc ngủ, trong khi mơ não ta... leo lên gác xó sắp xếp lại đồ đạc cho có trật tự, loại bỏ những món không cần thiết, chỉ làm chật nhà và nhiều khi ta tìm thấy một vài cỗ vật của ông bà ta ngày xưa.
Một trí nhớ tốt là một trí nhớ có tổ chức và biết sàng lọc cái nào cần nhớ và cái nào cần quên.
Chức năng chính của giấc mơ là tổ chức giúp trí nhớ làm việc. Mất ngủ, ngủ không đủ có hại cho trí nhớ là như thế.
Trong lúc “dọn dẹp” xếp đặt cho có thứ tự các sinh hoạt và biến cố ban ngày như thế, nhiều khi ta bổng tìm ra dấu vết của những sự kiện xưa cũ... trong các giấc mơ, có thể một sự kiện gần được kết hợp với những kỷ niệm xa xưa thành không có đầu có đuôi gì hết.
Não tiếp tục làm việc ban đêm nhưng thông thường sáng hôm sau ta quên là ta đã mơ - vì đó là một sinh hoạt tự nhiên và vô thức - cũng gần như là việc ta thở hay tim ta đập.
Ác mộng?
Cũng là một loại giấc mơ. Có khác chăng là nội dung căng thẳng. Phải nhìn nhận rằng trong cuộc sống ban ngày nhiều khi ta cũng phải đối mặt với nhiều trường hợp khó xữ, những chấn thương thể xác hay tinh thần, những sự sợ hãi trước những hiểm nguy, những tranh chấp tiềm ẩn hay những xung đột mà ta cố tình đè nén... Trong đêm, khi mà ý thức không làm việc, những khó khăn này tha hồ “bùng nổ” ra, có khi dưới những hình thức đầy bạo lực.
Muốn giải thích những ác mộng, ta phải đi sâu hơn về tâm thần học. Đó sẽ là chủ đề của bài sau.
Ta có nhớ nội dung của các giấc mơ ban đêm?
Một nghiên cứu gần đây, của nhóm nghiên cứu về khoa học Thần kinh Lyon (Pháp), đăng trên Cerebral Cortex cho thấy là nếu ta có thể nhớ, sáng hôm sau, về nội dung của những giấc mơ trong đêm là vì ta đã có những lần chợt thức giấc trong đêm ấy.
Phương pháp:
Các nhà nghiên cứu đã ghi đồ thị sinh hoạt não bộ của hai nhóm tình nguyện viên. Nhóm đầu gồm những người tuyên bố là họ thường nhớ rất rõ nội dung của các giấc mơ của họ. Nhóm thứ nhì gồm những người hiếm nhớ những gì họ mơ trong đêm.
Để có được những sinh hoạt của não bộ phân tích được, các nhà khoa học cho các tình nguyện viên sống và ngủ trong khi bên cạnh họ có một giọng nói liên tục đọc một tràng tên trong đó có tên của họ. Những âm thanh này không ngừng, trong khi những người tình nguyện viên ngủ và cả trong suốt thời gian ban ngày nữa.
Kết quả cho thấy là cường độ sinh hoạt não bộ của hai nhóm người này rất khác nhau.
Những người nhớ nội dung của các giấc mơ là những người có sinh hoạt não bộ lớn. Lúc nào họ cũng “tỉnh”, tức là não của họ làm việc, lúc thức cũng như lúc ngủ, nhiều hơn, năng động... hơn là những người không nhớ nội dung của các giấc mơ. Trong lúc ngủ thì họ có nhiều lần thức dậy thật ngắn (micro réveils). Trong giới nghiên cứu về giấc ngủ ta biết là những lần thức giấc trong đêm ngắn hơn 3 phút thì ta không ý thức được là ta tỉnh ngủ.
Đồ thị của sinh hoạt thần kinh (Electro encéphologramme hay EGG) cho thấy điều đó.
Thật sự thì kết quả này phù hợp với giả thuyết mà giới khoa học về giấc ngủ vẫn biết từ lâu nay: chúng ta không thể nào nhớ gì xảy ra trong khi ngủ. Nếu ta nhớ nội dung của những giấc mơ là vì ta có những giai đoạn thức giấc rất nhỏ rất ngắn trong lúc ngủ.
Giả thuyết này được minh chứng bởi nhóm nghiên cứu ở Lyon: trung bình những người trong nhóm “nhớ nội dung các giấc mơ” chợt thức tổng cộng 15 phút trong đêm trong khi nhóm kia chỉ thức giấc khoảng 5 phút.
Có thể những người “hay mơ” trong thí nghiệm có nhiều thức dậy ngắn (micro réveil) hơn vì não họ phản ứng nhiều hơn với tiếng động của môi trường, họ dễ bị xao nhãng bởi tiếng động, ban đêm cũng như ban ngày, Ban đêm như thế, họ ngủ nông hơn và có thể về lâu về dài, giấc ngủ của họ không giúp họ tái tạo lại sự khỏe khoắn sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Kết luận
Mỗi đêm chúng ta mơ khoảng 80 - 90 phút, một sinh hoạt sinh lý bình thường và cần thiết để củng cố bộ nhớ của trí não. Thế nhưng thông thường ta nhớ rất ít về các giấc mơ trong đêm.
Những người có khả năng kể lại các giấc mơ của họ thường là những người hay thức giấc một thức giấc rất ngắn - micro réveil - ngay sau mỗi lần mơ vì như thế họ cho phép não bộ họ ghi vào bộ nhớ nội dung của giấc mơ này.
Nhưng vai trò của các giấc mơ rất quan trọng. Nếu giai đoạn ngủ sâu giúp ta tái tạo lại sức lực đã mất sau một ngày làm việc nặng nhọc thì ngủ mơ giúp ta giữ thăng bằng tâm lý và trí tụê.
Trẻ sơ sinh còn cần ngủ mơ hơn nữa : trong lúc mơ, các cháu phát triển các dây liên hoàn trong não và kiện toàn như thế khả năng phát triển trí tuệ. Điều đó cũng dễ hiểu thôi vì ở trẽ sơ sinh hay ở người lớn, trong lúc ngủ mơ, ta dọn dẹp, sắp xếp lại những gì ta đã ghi nhận trong ngày để có thứ tự, đễ dễ nhớ. Một công việc tự động, sinh lý, mà là một công việc tối ư cần thiết.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét