Chào mừng bạn đến với Weblog daoduythanh!

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Thói quen "rởm đời" của các thiên tài trong lịch sử

theo Kenh14/PLXH | 08/03/2014 14:56

Nikola Tesla lau thìa 18 lần mới dùng bữa, Charles Dickens chải đầu hàng trăm lần mỗi ngày... là những thói quen "quái lạ" của các thiên tài.

Ít ai ngờ rằng, nhiều nhà văn, nhà chính trị gia, nghiên cứu khoa học lại có một số thói quen kỳ lạ giúp họ nảy sinh nhiều ý tưởng sáng giá. Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến nhà văn Mỹ - Jack Kerouac phải tìm đến men rượu để “giải phóng tâm hồn”, tạo nguồn cảm hứng văn chương hay nhà thơ Thomas Stearns Eliot còn có thói quen bôi phấn lên mặt và tô son màu xanh lá cây; Friedrich von Schiller tìm ý thơ từ mùi táo thối.
Câu hỏi nhiều người thắc mắc là những thói quen kỳ lạ này tạo nên các thiên tài, hay chính cái “tài” đã tạo nên cái “tật” khác thường ở những con người đó. Cùng điểm lại một vài thói quen quái gở của các thiên tài qua bài viết dưới đây.
1. Tiểu thuyết gia Charles Dickens - chải đầu hàng trăm lần mỗi ngày
Được mệnh danh là một trong những cây bút vĩ đại nhất thời nữ hoàng Victoria, tiểu thuyết gia người Anh - Charles Dickens (1812 - 1870) sở hữu không ít những thói quen kỳ lạ. Một nhân viên tiết lộ rằng, Charles không thể chịu được việc tóc tai “mất trật tự”, chính vì vậy ông luôn phải để một chiếc lược ngay gần và chải đầu hàng trăm lần mỗi ngày.
Thói quen
Bên cạnh đó, ông còn có thói quen đi đi lại lại trong khi sáng tác và đọc cho thư ký chép lại. Sau đó, hai người còn phải nghiền ngẫm từng câu nhiều lần, thay từ cho phù hợp và đổi thứ tự các từ trong câu trước khi bắt tay vào viết tiếp.
Thói quen
Các chuyên gia nghiên cứu đời sống và công việc của Dickens cho rằng trường hợp của ông là biểu hiện nhẹ của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, nặng hơn còn là chứng động kinh.
2. Nhà sáng chế Thomas Edison - ngủ nhiều giấc mỗi ngày
Trước khi trở thành các cộng sự nghiên cứu của Thomas Edison (1847 - 1932), họ đã phải trải qua một vòng phỏng vấn gắt gao, đó là ăn một bát súp dưới dự quan sát của nhà sáng chế tài năng này. Ông sẽ theo dõi xem họ có cho thêm muối vào súp trước khi ăn hay không.
Thói quen
Edison sẽ lập tức loại ngay những người cho muối dù chưa nếm thử tí nào. Theo ông, bài kiểm tra này nhằm loại bỏ những thí sinh mới bắt đầu nhưng đã đưa ra quá nhiều giả thuyết.
Edison còn cố gắng giảm thiểu những nhu cầu thiết yếu hết sức có thể, ví dụ như việc ngủ. Ông chia giấc ngủ của mình ra thành nhiều lần ngủ ngắn để có thêm thời gian tỉnh táo làm việc.
Thói quen

Thói quen
Khác với người bình thường ngủ từ 6-8h liên tục, ông lại chia thành nhiều giấc ngủ ngắn trong ngày.
Chu kỳ ngủ chia làm nhiều giai đoạn (polyphasic sleep) là phương pháp dành cho những người muốn có thêm thời gian thức để làm những công việc khác, nhờ vậy sẽ tăng được năng suất công việc. Ngoài Thomas Edison, thiên tài Leonardo Da Vinci cũng áp dụng phương pháp ngủ này.
3. Nhà phát minh Nikola Tesla - lau thìa với 18 chiếc khăn tay mới ăn
Nikola Tesla (1856 - 1943) là cha đẻ của hơn 300 phát minh như nam châm điện, radio, động cơ không đồng bộ… Tesla thường bắt đầu làm việc vào lúc 3h sáng và tiếp tục cho tới 11h đêm.
Thói quen
Thói quen này đã khiến ông bị suy nhược ở độ tuổi 25. Tuy nhiên, ông nhanh chóng phục hồi và tiếp tục chế độ sinh hoạt này cho tới khi về già, làm việc suốt 38 năm không ngừng nghỉ.
Bên cạnh đó ông còn sống độc thân và làm bạn với chim bồ câu. Telsa còn có những nỗi sợ thầm kín, đó là phụ nữ thừa cân và các loại trang sức (đặc biệt là ngọc trai).
Thói quen
Thói quen
Ông sợ những phụ nữ quá cân.
Hơn thế, ông còn không dám bắt tay vì sợ vi khuẩn. Mỗi khi dùng bữa, nhà phát minh này phải lau sạch dao, dĩa và thìa với đúng 18 chiếc khăn tay làm từ vải lanh rồi mới yên tâm thưởng thức bữa ăn của mình.
4. Bác sĩ Sigmund Freud - kết bạn với "nàng tiên nâu"
Bác sĩ tâm lý và thần kinh người Áo - Sigmund Freud (1856 - 1939) đã mang đến những hiểu biết sâu sắc về tiềm thức con người. Thông qua đó, ông cũng giúp các nhà tâm lý học có được cách thức tiếp cận bệnh nhân một cách dễ dàng hơn. Nhưng ít ai biết rằng, tật xấu của con người tưởng như hoàn hảo này chính là nicotine và cocaine.
Thói quen
Ông bắt đầu nghiện các chất kích thích này từ rất sớm và hút liên tục. Người bạn thân và cũng là bác sĩ của Freud đã cảnh báo ông rằng, việc hút xì gà hàng ngày có thể gây ra chứng rối loạn nhịp tim hết sức nguy hiểm.
Freud đã cố cai nghiện nhưng lại sớm rơi vào tình trạng trầm cảm. Ông đã từng chia sẻ: “Ngay sau khi bỏ thuốc, tim tôi thậm chí còn tệ hơn hồi dùng, tâm trạng thì không lúc nào được yên vì những hình ảnh chết chóc, tiễn biệt cứ lặp đi lặp lại”.
Thói quen
Cuối cùng, Freud lại phải trở về với “nàng tiên nâu” và đã từng hút một liều lượng lớn cocaine. Ông thậm chí phải trải qua 33 cuộc phẫu thuật miệng và hàm để loại bỏ tế bào ung thư nhưng vẫn dành những lời ca ngợi tốt đẹp cho thứ “vật chất kỳ diệu” này.
5. Nhà văn Honore de Balzac - uống 50 cốc cà phê mỗi ngày
Nhà văn hiện thực Pháp - Honore de Balzac (1799 – 1850) có niềm đam mê với cà phê lớn tới mức một ngày ông có thể uống tới 50 cốc và hiếm khi chợp mắt trong quá trình sáng tác bộ tiểu thuyết “Tấn trò đời”.
Thậm chí ông còn dành một bài báo để ca ngợi “vẻ đẹp” của cà phê bằng thứ văn xuôi hoa mỹ và đầy chất thơ: “Thứ cà phê này rót vào dạ dày bạn và ngay lập tức tạo nên một chấn động. Các ý tưởng bắt đầu hành quân như tiểu đoàn trong một trận chiến”.
Thói quen
Honore de Balzac gọi cà phê là “thứ sức mạnh lớn lao trong cuộc đời”, nhờ có thức uống này mà ông có thể sóng sót với lịch làm việc “chết người”: đi ngủ lúc 6h tối, dậy lúc 1h và làm việc đến 8h sáng, sau đó chợp mắt một lúc trước khi tiếp tục viết 7 tiếng.
Ông uống rất nhiều để duy trì tốc độ công việc và thậm chí còn ăn bột cà phê trong khi dạ dày đang rỗng. Kết quả là Honore de Balzac đã viết được 85 cuốn tiểu thuyết trong vòng 20 năm và qua đời ở độ tuổi 50.
Nhiều người suy đoán cái chết của ông là do lao lực và uống quá nhiều cà phê, trong khi có những giả thuyết cho rằng ông qua đời vì bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.
6. Tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu - ý tưởng xuất hiện khi não thiếu dưỡng khí
Trong 74 năm cuộc đời của mình, tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu đã sở hữu 3.300 bằng sáng chế, nổi tiếng nhất trong số đó là đĩa mềm. Rất nhiều sản phẩm của Nakamatsu đã được khai sinh trong hoàn cảnh ông suýt chết đuối. Nhà sáng chế lỗi lạc này tin vào lợi ích của việc thiếu dưỡng khí khi con người ở dưới nước.
Thói quen
Ông cho biết: “Để não thiếu dưỡng khí, bạn cần phải lặn thật sâu và khoảng 1,5 giây trước khi chết, tôi có thể hình dung ra một phát minh mới”. Sau đó ông viết ý tưởng này vào giấy chống thấm nước rồi bơi lên.
Thói quen
Thêm một chìa khóa dẫn đến thành công của Nakamatsu là lên ý tưởng trong một căn phòng lát đầy vàng 24kara. Theo ông, lớp vàng này có thể ngăn được sóng vô tuyến và radio “có hại cho quá trình sáng tạo”.

0 nhận xét :