Kinh tế thị trường, một thành quả của nền văn minh nhân loại đã được Đảng ta và nhân dân ta tiếp thu và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt
Trong đời sống tinh thần, đổi mới tư duy đã trở thành một trong những tiền đề quan trọng để đổi mới xã hội; đến lượt mình, những biến đổi tích cực và sâu sắc của xã hội do đổi mới mang lại đã không ngừng thúc đẩy sự hình thành phương pháp, phong cách và chất lượng mới của tư duy. Biểu hiện tập trung nhất của những cái mới xuất hiện trong sự nghiệp đổi mới của đất nước chính là ở chỗ, Đảng ta đã bước đầu giải phóng sức sản xuất nhờ dựa trên những quan niệm mới đúng đắn và kịp thời về kinh tế hàng hóa và thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội làm thức dậy nhân tố nội sinh và nhân tố nội tỉnh ở mỗi con người Việt Nam trong việc khẳng định, lựa chọn và định hướng giá trị mới : “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, v.v…
Kinh tế hàng hóa và dân chủ hóa là hai dòng chảy lớn nhất trong toàn bộ sự chuyển động của đời sống tinh thần xã hội Việt
Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã được khẳng định đúng là những giá trị bền vững của văn hóa Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và của cách mạng Việt Nam; nó là nhân tố hàng đầu bảo đảm cho đời sống tinh thần phát triển đúng hướng. Ý thức phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần trách nhiệm và năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ, đảng viên và tính năng động, tích cực của công dân được phát huy; sở trường và năng lực cá nhân được khuyến khích. Không khí dân chủ trong mọi hoạt động của đời sống xã hội được tăng lên. Đặc biệt thế hệ trẻ Việt
Những việc làm thiết thực có sự tham gia của toàn xã hội trở thành các phong trào rộng lớn hướng về cội nguồn, về cách mạng và kháng chiến, tưởng nhớ và ghi công các anh hùng dân tộc, qúy trọng các danh nhân văn hóa, đền ơn đáp nghĩa những người có công, giúp đỡ những người hoạn nạn, nghèo khó, v.v. đó là những nét mới của những giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức từng bước được hình thành và ngày càng phổ biến trong xã hội.
Sự nghiệp khoa học và giáo dục đã thu được những thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao trình độ dân trí, học vấn của nhân dân làm tăng thêm sức mạnh nội sinh của những giá trị tinh thần xã hội của con người Việt Nam về tinh thần yêu nước, ý thức tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Kinh tế thị trường được vận dụng sáng tạo không chỉ khơi dậy mọi tiềm năng của từng cá nhân, tổ chức xã hội, từng vùng đất, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập và cải thiện đáng kể đời sống vật chất của nhân dân. Cố nhiên cơ chế kinh tế thị trường không chỉ khơi dậy tính năng động sáng tạo và tinh thần kinh doanh, từ bỏ những thói quen “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn” của nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tực túc, an phận - thủ thường, v.v. mà từng bước xóa bỏ tâm lý thụ động, phụ thuộc và ỷ lại do kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp để lại, đồng thời nó qui định rõ hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân đối với cộng đồng và xã hội. Bởi vậy cơ chế kinh tế thị trường cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Khả năng thỏa mãn những nhu cầu có tính cách mạng và thiết thực hơn của đời sống tinh thần: phương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến truyền hình, radio, điện thoại, mạng internét, sách báo đã gia tăng và đa dạng hơn gấp nhiều lần mức tăng năng suất của sản phẩm vật chất.
Sự xuất hiện và phát triển hệ thống nhà xuất bản, nhà phát hành sách báo, bảo tàng, thư viện, cũng như việc phát hành các ấn phẩm văn hóa như tranh ảnh, băng nhạc, đĩa hát, v.v. đã khắc phục được tình trạng đơn điệu về thể loại, xơ cứng về nội dung và áp đặt về nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật. Nhờ có chính sách mở cửa mà mỗi cá nhân và xã hội đã có ý thức chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ XXI; đồng thời người Việt Nam cũng luôn có ý thức tìm về cội nguồn dân tộc thông qua những đóng góp thiết thực hơn, tự giác hơn cho các hoạt động tinh thần và văn hóa - nghệ thuật như: qũy bảo thọ, qũy tình nghĩa, qũy bảo trợ tài năng, quỹ bảo vệ di tích văn hóa, hội từ thiện, các loại câu lạc bộ, v.v… Trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, các hoạt động sáng tác có những bước phát triển mới, đa dạng và phong phú hơn.
Cơ chế thị trường đã tạo ra cơ hội cho nền kinh tế nước mở cửa, gắn kết ngày càng chặt chẽ hơn với nền kinh tế khu vực và thế giới. Cũng vì vậy, nền văn hóa nước ta có điều kiện gặp gỡ, trao đổi, học hỏi thông qua giao lưu văn hóa trên tầm xã hội ngày càng có khả năng rộng lớn hơn của nền văn hóa thế giới. Hội nhập quốc tế về mặt văn hóa, một mặt đã, đang và sẽ làm giàu hơn cái chất, tính cách Việt Nam bởi cái tinh túy, cốt lõi nhất của các giá trị trong bản sắc văn hóa Việt Nam; mặt khác nó nâng cao thêm và làm phong phú tinh hoa văn hóa Việt Nam trong dòng phát triển của văn hóa thế giới. Một trong những nét tiêu biểu của giao lưu văn hóa là sự xuất hiện những giá trị mới về thị hiếu thẩm mỹ thông qua sinh hoạt văn hóa ở các địa phương hoặc trên toàn quốc : thi hoa hậu, mốt thời trang, các vũ hội, trò chơi và giải trí công nghiệp hết sức đa dạng và phong phú.
Cơ chế kinh tế thị trường và sự hội nhập quốc tế, bên cạnh những tác động to lớn đối với diễn biến mang tính tích cực của đời sống tinh thần, cũng đã bộc lộ mặt trái của nó, ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống, v.v. của nhân dân ta.
Ở một mức độ nhất định, sự phân hóa giàu - nghèo ngày càng rõ rệt dưới nhiều hình thức khác nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do mặt trái, sự tác động của nền kinh tế thị trường đã ít nhiều làm suy giảm niềm tin, lý tưởng xã hội trong ý thức cá nhân và trong đời sống dư luận xã hội của một bộ phận nhân dân về sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta lãnh đạo. Cho nên những giá trị tinh thần của xã hội đang bị xáo trộn, đang vận động và định hình, đang thay thế lẫn nhau. Đây là hiện tượng có tính hai mặt. Bởi vì, một mặt sự làm giàu chân chính và tư tưởng làm giàu của mỗi cá nhân, tổ chức xã hội trong toàn bộ xã hội “vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh” là những nhân tố mới tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế hiện nay; mặt khác, không ít những hiện tượng làm giàu bất chính bằng con đường buôn lậu, tham nhũng, ăn cắp, hối lộ quan liêu trong bộ máy nhà nước, nạn làm hàng giả, nạn lừa đảo trong kinh doanh; vì mục tiêu lợi nhuận và lợi ích cá nhân mà bất chấp cả nhân phẩm, đạo đức, lương tâm, coi thường luật pháp. Nhất là hiện tượng đó lại rơi vào không ít những cán bộ đảng viên có chức, có quyền như ở các vụ án điển hình: Tamexcô, Tân Trường Sanh và Minh Phụng,v.v. Cho nên, bên cạnh việc thừa nhận tính khách quan của sự phân hóa giàu nghèo, cũng tất yếu xuất hiện tâm lý thờ ơ, coi kinh người nghèo, lu mờ quan hệ tình nghĩa và lòng thương người vốn có trong truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường tác động mạnh vào mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần xã hội, từ thành thị tới nông thôn đã làm xấu đi nhiều mặt của lối sống vốn bình dị, khiêm tốn, đúng mực và giàu lòng nhân hậu, tình nghĩa như một tính cách, một nét đẹp truyền thống Việt Nam. Và chưa bao giờ, truyền thống Việt Nam với tập tục “cá nhân, gia đình, làng và nước, v.v. lại đứng trước sự biến đổi và thách thức lớn như hiện nay. Ở một mức độ cao hơn, thay vì lý tưởng sống cao cả, lối sống “mình vì mọi người” phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội, thì một bộ phận nhân dân hướng vào những lợi ích cá nhân thực dụng: vì tiền, vị kỷ, trịch thượng, trưởng giả, buông thả, v.v..
Sự phục hồi truyền thống văn hóa dân tộc trên qui mô toàn quốc đặc biệt là văn hóa làng xã làm cho đời sống tinh thần làng xã có nhiều đổi mới thông qua việc nhân dân tự mình xây dựng lại các nghi thức về cưới xin, tang ma, thờ cúng tổ tiên, xây dựng các di tích lịch sử của làng xã như đình chùa, miếu mạo, nhà thờ họ đến việc phục hồi nghi thức các lễ hội, các trò chơi dân gian. Tuy nhiên trong các hoạt động đó cũng đồng thời làm nảy sinh các mặt tiêu cực về sự lãng phí, xa xỉ, nạn mê tín dị đoan. Thậm chí còn có các tổ chức quản lý địa phương và một bộ phận dân chúng lại tổ chức lễ hội chỉ cốt tạo nguồn thu kinh doanh chứ không quan tâm đúng mức đến nội dung sinh hoạt tinh thần văn hóa của lễ hội.
Sự diễn biến của đời sống tinh thần theo khuynh hướng tiêu cực do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một mặt, sự biến động phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, nhất là sự sụp đổ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã gây nên xáo trộn lớn về tư tưởng, tình cảm cán bộ đảng viên và nhân dân ta. Mặt khác, do sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường và sự “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp đổi mới của đất nước ta. Diễn biến tiêu cực đó cũng còn do những nguyên nhân chủ quan. Trong khi tập trung sức giải quyết các nhiệm vụ kinh tế, chúng ta cũng chưa lường hết những tác động tiêu cực nói trên để có những chính sách đúng đắn, kịp thời trong công tác giáo dục về tư tưởng, đạo đức và lối sống; đồng thời chưa có những biện pháp cần thiết đối với cả hai mặt “xây” và “chống” trên lĩnh vực văn hóa và tinh thần nói chung.
Từ sự phân tích những mặt tích cực và tiêu cực, cũng những nguyên nhân khách quan và chủ quan thông qua qúa trình diễn biến của đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay cho ta thấy, việc khắc phục tình trạng đó luôn gắn liền với việc giải quyết các mâu thuẫn, những yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong sự nghiệp đó, việc nhận thức lý tưởng xã hội và mục đích cao đẹp của cuộc sống luôn đặt ra đối với mỗi cá nhân, tập thể và xã hội là sự khẳng định, lựa chọn và định hướng giữa những giá trị tập thể, giá trị xã hội với lợi ích cá nhân vì mục tiêu cao nhất “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
Đối với các quốc gia đang công nghiệp hóa, sự du nhập ào ạt các giá trị phương Tây dẫn đến tình trạng xáo trộn một số các giá trị tinh thần nền tảng của xã hội. Trong các xã hội, chẳng hạn ở nước ta, các giá trị xã hội, giá trị gia đình là các giá trị ưu tiên so với giá trị cá nhân. Nhưng lối sống thực dụng lại kích thích sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân, có nguy cơ làm thay đổi ưu tiên bảng xếp hạng giá trị tinh thần dân tộc truyền thống. Điều ấy trên thực tế làm suy giảm ý thức công dân, trách nhiệm gia đình, việc chạy theo lối sống thực dụng làm gia tăng các tệ nạn xã hội, như tham nhũng, tội phạm, bạo lực,v.v. ảnh hưởng không ít đến một phận nhân dân, làm giảm uy tín sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. Cho nên sự lựa chọn và định hướng giá trị không phải là đổi hướng giá trị, mà là khẳng định mục tiêu chính trị, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp của dân tộc làm nền tảng tư tưởng, đạo đức, lối sống mới con người Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Giao lưu văn hóa với nước ngoài của nước ta đang từng bước được mở rộng, nhưng giao lưu văn hóa luôn đặt cho chúng ta phải biết giữ gìn và kế thừa giá trị tinh thần truyền thống, sự hiện đại hóa và phát triển những giá trị truyền thống của dân tộc, những giá trị tạo nên bản sắc và bản lĩnh của dân tộc và của mỗi con người Việt Nam. Điều đó luôn đòi hỏi chúng ta phải giải quyết một cách tốt nhất những mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế.
Sự thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường cùng với xu hướng đô thị hóa mạnh mẽ diễn ra trên khắp đất nước, hiệu qủa hoạt động nói chung của con người đều gắn liền với khả năng “biết tính toán hiệu qủa kinh tế”, sự phân hóa giầu nghèo và sự đòi hỏi mức tiêu dùng ngày càng cao của những nhu cầu xã hội, khung hướng phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, sự thương mại hóa nghệ thuật, v.v… tất cả thực trạng vừa tích cực vừa tiêu cực đó đều liên quan đến văn hóa nói chung, nghệ thuật nói riêng, nhất là liên quan đến việc xã hội hóa mọi hoạt động văn hóa.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét