1. Khái niệm tình cảm thẩm mỹ
- Tình cảm là những rung động cảm xúc khi có tác sự tác động trực tiếp của hiện thực khách quan vào các giác quan của con người.
Cảm xúc (theo tiếng la tinh êmôxêô
- tôi cảm động, tôi xúc động) đó là sự rung động từ phía bản thân con
người đối với hiện thực, cũng như sự rung động của trạng thái chủ quan
nảy sinh trong qúa trình tác động tương hỗ với môi trường xung quanh và
trong qúa trình thỏa mãn những nhu cầu của mình.
Trong
tâm lý học hiện đại vẫn chưa có được một sự phân loại cảm xúc nào được
công nhận rộng rãi. Song người ta có thể phân chia chúng một cách chính
xác hơn thành các loại cảm xúc khác nhau, trên cơ sở các thành phần, các
dấu hiệu đặc trưng về cường độ của rung động tâm lý, những cái thể hiện
về mặt tâm trạng thông qua tình cảm của con người.
Căn
cứ vào nội dung và nguyên nhân phát sinh sự rung động, tâm trạng của
cảm xúc con người, mà tình cảm được thể hiện dưới nhiều cấp độ khác
nhau; nhưng về cơ bản là tình cảm sinh học và tình cảm xã hội.
Tình
cảm sinh học (tình cảm cấp thấp) có liên quan chủ yếu đến quá trình
sinh học trong cơ thể, đến sự thoả mãn hay không thỏa mãn nhu cầu tự
nhiên của con người. Ngược lại tình cảm cấp cao xuất hiện liên quan đến
sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu xã hội cũa con người. Các tình
cảm này tham gia một cách hữu cơ vào tất cả các hình thức hoạt động tinh
thần của con người, đồng thời làm giảm nhẹ, hoặc tác động tích cực,
hoặc gây khó khăn cho hoạt động nói chung của con người.
Tình
cảm xã hội (tình cảm cấp cao), nhất là tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo
đức và tình cảm thẩm mỹ. Tình cảm trí tuệ là tình cảm nảy sinh trong quá
trình học tập, lao động, trong hoạt động sáng tạo khoa học, kỹ thuật và
nghệ thuật. Tình cảm đạo đức phản ánh thái độ của con người với các nhu
cầu đạo đức xã hội.
- Tình cảm thẩm mỹ
cũng là một hình thái tình cảm xã hội của con người, nhưng nó khác với
tình cảm đạo đức, trí tuệ, tôn giáo… Đó là sự rung động – cảm xúc bởi
cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả trong cuộc sống và trong nghệ
thuật.
+
Trước cái đẹp – vui sướng, hân hoan, thoả mãn. Đó là sự cảm thụ những
giá trị thẩm mỹ mang lại cho con người những khoái cảm tinh thần – khoái
cảm thẩm mỹ;
+ Trước cái xấu – khó chịu, bực tức, căm ghét;
+ Trước cái bi – đau đớn, thương tiếc, đồng cảm và khao khát muốn trả thù vì lý tưởng cao đẹp của cuộc sống;
+
Trước cái hài – tiếng cười tích cực, phê phán những thói hư tật xấu nói
chung của con người nhằm hướng đến sự hoàn thiện, hoàn mỹ của bản thân
con người và xã hội;
+ Trước cái cao cả – khâm phục, khát vọng vươn lên để chế ngự, để chinh phục, để khẳng định vai trò và sức mạnh của con người;
+ Trước cái thấp hèn – ghê tởm, kinh ghét;
2. Các đặc trưng của tình cảm thẩm mỹ
- Tình cảm thẩm mỹ là cảm nghĩ – cảm xúc.
Cũng như các hoạt động ý chí khác, trong cảm xúc thẩm mỹ biểu hiện đặc
biệt rõ nét tính tích cực của sự phản ánh tâm lý. Nếu so sánh mối liên
hệ về hoạt động tâm lý của con người nói chung và hoạt động tâm lý của
cảm xúc thẩm mỹ là khác nhau. Sự khác nhau đó thể hiện ở chỗ, ở con
người đằng sau kích thích của cảm xúc thẩm mỹ, không chỉ có yếu tố sinh
lý mà có cả kinh nghiệm của lịch sử loài người, là tất cả những kinh
nghiệm của những quan hệ xã hội, bao gồm cả sự tự nhận thức cá nhân.
Mối
liên hệ giữa tình cảm thẩm mỹ với sự tác động của các hiện tượng thẩm
mỹ khách quan nảy sinh tình cảm đó sâu xa đến mức một số nhà tâm lý học
và mỹ học (thuyết mỹ học – tâm lý học) đã khẳng định rằng, tình cảm thẩm
mỹ dường như sự “nhập cảm” vào đối tượng, hoặc là cảm nghĩ – cảm xúc là
cơ sở của cảm xúc thẩm mỹ.
Tình
cảm thẩm mỹ, đặc biệt do nghệ thuật mang lại luôn thẩm thấu trong ký ức
con người những dấu ấn không phai nhòa, lâu bền, thường là suốt đời.
Bởi ở nghệ thuật thì khả năng ấy diễn ra thông qua hệ thống hình tượng
toàn vẹn – cảm tính như là một qui luật của tình cảm.
Thiên
nhiên tự nó cũng không vui không buồn, chỉ có con người đem cái buồn
vui của lòng mình mà trải lên cảnh vật, như một cảm nghĩ – cảm xúc từ
nơi sâu thẳm của tâm hồn con người:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người sầu cảnh có vui đâu bao giờ.
(Nguyễn Du)
Hay:
Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo.
Dưới dòng nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
(Nguyễn Du)
- Tình cảm thẩm mỹ là cơ chế tổng hợp cảm xúc.
Các cảm xúc thẩm mỹ có khả năng tự tiếp nối, kết hợp và đan xen vào hệ
thống những cảm xúc của con người một cách tinh tế và hết sức phức tạp.
Khi
cảm thụ một tác phẩm nghệ thuật, nhất là loại hình nghệ thuật tổng hợp
như điện ảnh, thì công chúng nghệ thuật không chỉ đơn thuần có cảm xúc
thẩm mỹ, mà thông qua tình cảm thẩm mỹ, tình cảm nói chung của con người
như niềm tin và khát vọng, nụ cười và nước mắt, tình yêu và lòng căm
thù, thiện cảm và ác cảm, hạnh phúc và khổ đau, niềm vui và nỗi buồn đều
được nghệ thuật kết hợp một cách độc đáo, bổ sung, cân bằng, hạn chế và
thanh lọc lẫn nhau để con người biết sống xứng đáng với chính mình vì
một cuộc sống tốt hơn, đẹp hơn.
Như
vậy, tình cảm thẩm mỹ tái tạo và chiếm hữu một cách tinh tế thế giới và
cuộc sống hiện thực, đồng thời hình thành một thế giới độc đáo của đời
sống tinh thần, nó bao chứa sự thống nhất nội tại những cá tính của con
người.
Sự
tái hiện đặc thù thế giới hiện thực với tính cách là cơ chế tổng hợp
cảm xúc của tình cảm thẩm mỹ chỉ được thể hiện thông qua nguồn năng
lượng xã hội đã được tích lũy, đồng thời nó chỉ được gìn giữ thông qua
những kinh nghiệm xã hội của loài người.
4 nhận xét :
chú có thể cho con hỏi làm cách nào để phân biệc 3 loại tình cảm trí tuệ, đạo đức và thẩm mĩ không ạ?
What's up colleagues, its fantastic article on the topic of teachingand fully defined, keep it up all the time.
Feel free to surf to my website :: Best Online Casinos
Have you ever thought about publishing an ebook or guest authoring on other websites?
I have a blog centered on the same subjects you discuss and would love to have you share some stories/information.
I know my viewers would value your work. If you're even remotely interested, feel free to shoot me an e-mail.
Feel free to surf to my weblog ... best online casino 2013
rất hữu ích cho sv bọn em
Tac dung cua nam linh chi
Đăng nhận xét