Sự thật đã rõ ràng: Bức tượng Phật khiến nhiều người Việt Nam “đỏ mặt” có nguồn gốc từ… dãy núi Himalaya. Hình ảnh cô gái khỏa thân trong bức tượng Phật “nhạy cảm” đã gây nên những cuộc tranh cãi nảy lửa trong cộng đồng mạng VN. Nghi vấn về nhân vật này đã có câu trả lời. “Cô gái” đó chính là Shakti – tên tiếng Phạn của một lực lượng siêu nhiên đại diện cho năng lượng vũ trụ sơ khai, khởi nguồn của sáng tạo, sự sinh sản và mang bản chất nữ tính.
Shakti có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo, đôi khi còn được hiểu như “Mẹ thiên
chúa vĩ đại” trong thế giới quan của Ấn Độ giáo.
Thuật ngữ Shakti được du nhập vào Phật giáo Mật Tông
sau khi tông phái này ra đời.
Nepal và Tây Tạng, những vùng đất nằm trên dãy Himalaya là nơi Mật Tông
phổ biến nhất Tại đây, hình tượng Shakti ôm Phật được gọi là Hoan Lạc Phật. Trong
Ấn Độ giáo cũng có một hình ảnh tương tự Hoan Lạc Phật, đó là thần Shiva – tượng
trưng cho sự hủy diệt – kết hợp với Shakti – sự sáng tạo (như trong ảnh).
Khi được đưa vào Phật giáo, Shakti không còn mang ý
nghĩa nguyên bản là sự sáng tạo và sinh sản. Thay vào đó, Shakti trở thành biểu
tượng của trí tuệ. Sự “âu yếm”, “ôm ấp” giữa Đức Phật và Shakti chính là sự kết
hợp viên mãn giữa thể xác và trí tuệ, trong đó thể xác tìm kiếm sự giải thoát
thông qua trí tuệ. Sự “hoan lạc” trong Hoan Lạc Phật là sự hoan lạc của một con
người đã khai mở trí tuệ chứ không phải sự hoan lạc dục tính giữa nam và nữ. Có
thể ví von, nếu thành tựu cao nhất trong mối quan hệ nam nữ phàm tục là “lên đỉnh”,
thì thành tựu của mối quan hệ giữa Đức Phật và Shakti chính là cõi Niết Bàn. Bên
cạnh cách giải thích như trên, còn có nhiều quan niệm khác về ý nghĩa của hình
tượng Hoan Lạc Phật.
Một quan điểm cho rằng người phụ nữ không mảnh vải
che thân với những động tác gợi tình tượng trưng cho sự quyến rũ trần tục. Trong
khi đó sự bình thản của Đức Phật là minh chứng cho cái tâm đã được giải thoát
khỏi bụi trần. Chính sự giải thoát này là niềm hoan lạc vĩ đại nhất mà một con
người có thể đạt được trong kiếp sống của mình. Một thuyết khác coi người phụ nữ
khỏa thân là tượng trưng cho tín đồ dị giáo. Thái độ của người phụ nữ này chính
là biểu hiện sự hàng phục giáo lý nhà Phật. Trở
lại với bức tượng “gái khỏa thân ôm Phật” làm xôn xao dân mạng Việt Nam. Dù
không thể xác định bức ảnh được chụp ở đâu, nhưng chắc chắn những bức tượng như
vậy có thể được tìm thấy dễ dàng tại Tây Tạng, Nepal và một số vùng khác ở Nam
Á, nơi có Phật giáo Mật Tông.
Việc dư luận Việt Nam đưa ra những suy diễn “không
lành mạnh” về bức tượng Hoan Lạc Phật mà không tìm hiểu về ý nghĩa cao quý của
bức tượng này thực sự là một điều đáng tiếc.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét