10 tuổi đi hái thảo dược, học phương pháp sống thọ
Theo
tiết lộ của nhóm tác giả bài viết trên, sở dĩ họ biết được thông tin
này từ một người đưa thư ở thành phố Trùng Khánh. Trước khi mất, cụ Li
đã phải chứng kiến 23 người vợ của mình qua đời, tổng số con cháu của cụ
lên tới 180 người. Nhóm tác giả cho hay, ông cụ Li sống lâu đến vậy là
nhờ có tâm hồn thanh thản và luôn tin rằng mỗi một con người có thể sống
ít nhất 1 thế kỷ nếu đạt được thư thái nội tâm.
Về
cuộc đời cụ lúc còn nhỏ thì không có nhiều tài liệu ghi lại. Cụ sinh ra
và mất đi tại tại ngôi làng Kaihsien thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc).
Cụ từng nói rằng mình sinh năm 1736. Tuy nhiên, dựa vào nhiều tài liệu,
hồ sơ thì vào năm 1930, giáo sư người Trung Quốc, Wu Chung-Chien của
trường Đại học Thành Đô đã phát hiện ra “giấy chứng sinh” của Hoàng gia
cũng như những bức thư chúc thọ của các Hoàng đế nhà Thanh, cho thấy rõ
Li được sinh ra vào năm 1677 (năm Khang Hy thứ 17) tại huyện Kỳ Giang
(tỉnh Tứ Xuyên). Vào các năm 1827 và 1877, triều đình nhà Thanh đã cử
hành lễ mừng thọ 150 tuổi và 200 tuổi cho cụ một cách long trọng. Trong
các bức thư chúc mừng này còn khẳng định: cụ Li Ching-Yun là chuyên gia
thảo dược, lão võ sư kiêm cố vấn chiến thuật, đồng thời cũng là một bậc
thầy khí công danh tiếng lẫy lừng Trung Quốc thời đó. Thời báo New York
Times vào năm 1928 ghi rằng nhiều người già gần nơi ông cụ Li Ching-Yun
sinh sống cho hay ông nội của họ đã biết ông Li Ching-Yun từ lúc còn
nhỏ, và khi ấy ông Li đã lớn tuổi rồi.
Theo
những câu chuyện lưu truyền ở tỉnh Tứ Xuyên, ông Li biết viết và đọc từ
rất sớm. Năm lên 10 tuổi, ông đã tìm đến Sơn Tự, Tây Tạng, Cam Túc, Mãn
Châu và Thái Lan để thu mua thảo dược. Trong 100 năm đầu tiên, ông tiếp
tục theo đuổi nghiệp này, sau đó chuyển sang bán thảo dược do người
khác thu mua.
Cũng
từ năm lên 10, ông bắt đầu học hỏi các phương pháp trường thọ, với khẩu
phần ăn uống chính là các loại thảo mộc và rượu gạo. Ông đã sống theo
cách này trong 40 năm đầu tiên của cuộc đời mình. Năm 1749, khi đã 71
tuổi, ông gia nhập quân đội ở huyện Khai, trở thành thầy dạy võ thuật
kiêm chuyên gia cố vấn chiến thuật.
251 tuổi vẫn trẻ, dẻo dai như tuổi 60
Năm
1927, ông nhận lời mời của tướng Yang Sen (Trung Hoa dân quốc) tới
huyện Tứ Xuyên làm khách trong nhà. Ngay từ khi mới gặp mặt cụ Li, tướng
Yang Sen hết sức ấn tượng và khâm phục trước sự trẻ trung, sức dẻo dai
và tài nghệ võ thuật của cụ. Khi ấy, tướng Yang Sen tự hỏi mình: “Làm
thế nào mà cụ Li tuổi đã cao như vậy rồi mà vẫn trẻ khỏe như đang thời
trung niên vậy nhỉ? Chẳng lẽ cụ có thần dược”. Bức chân dung nổi tiếng
về cụ được chụp trong thời gian này.
Sau
khi trở về được một năm, cụ Li mất. Một số nói rằng, cái chết của cụ là
do nguyên nhân tự nhiên, nhưng cũng có người bảo, trước khi mất cụ Li
nói với người nhà: “Tôi đã làm xong những việc mà tôi cần phải làm, tôi
sắp sửa trở về nhà (tạ thế)”. Quả thật sau đó một thời gian ngắn, ông
tịch. Sau cái chết của cụ Li, tướng Yang Sen có những điều tra về ngày
tháng năm sinh của cụ Li. Mục đích của cuộc điều tra này nhằm làm sáng
tỏ sự trường thọ kỳ lạ của cụ Li. Không lâu sau đó, tướng Yang Sen đã
viết những phát hiện của mình liên quan đến tuổi đời, cuộc sống sinh
hoạt của cụ Li trong một báo cáo. Bài viết mang tựa đề “Câu chuyện có
thật về một người đàn ông 250 tuổi”, trong đó mô tả “Li Ching-Yun mắt
rất sáng, cao khoảng 2m, bước chân mạnh mẽ, nước da hồng hào đầy sức
sống”.
Năm
1933, sự ra đi của Li Ching-Yun đã được báo chí khắp thế giới đưa tin,
bao gồm cả những tờ báo uy tín nhất thế giới đương thời như tạp chí Time
và New York Times. Căn cứ vào một tài liệu có đề cập đến đời sống hôn
nhân của người đàn ông nhiều tuổi nhất thế giới này, người ta biết được
ông Li đã tiễn 23 bà vợ về suối vàng và đang sống với đứa con thứ 24 -
khi đó đã ngoài 60 tuổi. Trong một tài liệu khác có ghi năm 1928 nói
rằng ông có 180 người con cháu chút chít, gồm 11 thế hệ và chỉ kết hôn
có 14 lần.
Cụ
Li Ching-Yun khi còn sống rất minh mẫn, khỏe mạnh, và cụ đã giữ được
trạng thái đó cho tới tận lúc qua đời. Năm 1928, khi đó cụ đã 251 tuổi,
một bài báo được đăng trên tờ New York Times đã miêu tả cụ trông chỉ như
một người khoảng 60 tuổi. Thị lực của ông Li vẫn rất tốt. Có một điều
kỳ lạ mà những người từng thấy ông Liu nói rằng sắc mặt của ông không có
gì khác so với những người kém ông tới 2 thế kỷ. Móng tay bàn tay phải
ông dài đến khoảng 15cm. Điều này đã làm cho nhiều nhà nghiên cứu về con
người nghi ngờ về tuổi thọ thật sự của cụ.
Một người có thể sống ít nhất 1 thế kỷ nếu nội tâm luôn thư thái?
Một
phóng viên New York Times viết: Có những câu chuyện đã được chứng minh
là đúng 100% mà ta vẫn không thể không hoài nghi. Bạn có tin một cụ ông ở
Trung Quốc có thể sống trường thọ tới… 265 tuổi không? Ông cụ sinh năm
1736 hay 1677, chỉ xác định được năm mất - 1933? Theo
tất cả các tài liệu tôi tìm thấy, hình như trong chế độ ăn uống của cụ
Li Ching -Yun chủ yếu là thực vật và trái cây hoang dã có trên núi. Các
dược thảo mà cụ ăn hàng ngày gồm có wolfberry (một loại trái cây thơm
ngon đuơc biết từ lâu là bổ mắt và não), He Shou Wu (hay còn gọi là Hà
thủ ô, có tác dụng hồi phục sức khỏe nhanh chóng và chống lão hóa) và
nhân sâm. Ông cụ ăn Wolfberry sống và nấu chín He Shou Wu với nhân sâm.
Cũng có bằng chứng nói rằng khoảng 2 năm một lần cụ ăn cá và thịt động
vật hoang dã.
Qing
Li yun, người đứng đầu quân đội Trùng Khánh đã từng mời ông Li về tư
gia của mình với mong muốn được truyền bí quyết sống tới năm 250 tuổi.
Trong một bài phỏng vấn năm 1920, lúc này ông Qing đã 139 tuổi, cho
biết: Năm 50 tuổi, tôi có đi đến một ngọn núi để thu thập một số loại
thảo mộc. Ở đây, tôi đã gặp một cụ ông lớn tuổi. Qua trò chuyện, tôi
biết cụ sống hàng chục năm trên ngọn núi hẻo lánh này. Cụ xuất hiện
không phải là một người đàn ông phi thường, nhưng những bước đi của cụ
nhanh như thể cụ đang bay trong không khí. Tôi dồn mọi sức lực cố gắng
đi theo cụ mà mãi vẫn không thể theo kịp… Đến lần thứ hai gặp mặt, tôi
đã thành tâm quỳ trước mặt cụ và cầu xin cụ truyền cho bí mật sức khỏe
dẻo dai phi thường đó. Cụ đã cho tôi một số loại trái cây, nhiều nhất là
quả wolfberry và nói “bí mật duy nhất của tôi là chỉ ăn những loại trái
cây này”. Kể từ đó, tôi ăn các loại trái cây đó hàng ngày.
“Luôn
giữ một trái tim ôn hòa, ngồi tĩnh lặng như một chú rùa chậm chạp, đi
nhanh nhẹn như chú chim câu và ngủ ngon lành như chú cún”. Đó là những
lời khuyên quý báu mà cụ Li chia sẻ với Qing Li yun, người từng đưa cụ
Li tới ngôi nhà của ông với mong muốn có được bí quyết về sự trường thọ.
Theo Ngân Hà
An ninh Thủ đô
An ninh Thủ đô
0 nhận xét :
Đăng nhận xét