Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trước hết trình bày khái quát khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Nội dung mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội thể hiện vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Tồn tại xã hội
dùng để chỉ phương diện vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã
hội.Tồn tại xã hội bao gồm ba nhân tố: Môi trường (hoàn
cảnh địa lý); dân số và phương thức sản xuất. Trong đó, môi trường, dân số
là yếu tố thường xuyên, tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội;
còn phương thức sản xuất là yếu giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và
phát triển của tồn tại xã hội.
Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013
Biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Ý thức xã hội
dùng để chỉ toàn bộ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội nảy sinh từ tồn
tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất
định. Theo nghĩa đó, ý thức xã hội là các lĩnh vực tinh thần của đời sống xã
hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, truyền thống… hoặc
thể hiện thông qua các hình thái ý thức xã hội cụ thể như: ý thức chính trị,
pháp quyền, đạo đức, triết học, khoa học, tôn giáo và thẩm mỹ, nảy sinh từ tồn
tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất
định.
1. Tồn tại xã
hội quyết định ý thức xã hội
Trước triết học
Mác về có nhiều quan điểm không đúng về sự hình thành và phát triển của ý thức
xã hội cũng như vai trò của nó với đời sống xã hội. Chẳng hạn, triết học duy
tâm đi tìm nguồn gốc của ý thức, tư tưởng từ bản thân nó; xem tinh thần, tư tưởng
hoặc các lực lượng siêu nhiên là nguồn gốc và quyết định mọi hiện tượng xã hội.
Một trong những
ý nghĩa bước ngoặt cách mạng do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện trong lịch sử
triết học đó là việc xây dựng quan điểm duy vật lịch sử và lần đầu tiên đã giải
thích khoa học vấn đề sự hình thành, tồn tại và phát triển của ý thức xã hội.
Các ông cho rằng đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ
sở đời sống vật chất, rằng không thể tìm nguồn gốc tư tưởng xã hội, tâm lý xã
hội trong bản thân nó, nghĩa là không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tìm
trong hiện thực vật chất. C.Mác viết: “... không thể nhận định về một thời đại
đảo lộn như thế căn cứ vào ý thức của thời đại ấy. Trái lại phải giải thích ý
thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có
giữa các lực lượng sản xuất xã hội và nhưng quan hệ sản xuất xã hội”[1].
Tồn tại xã hội
quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội và phụ thuộc
vào tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất xã hội
thay đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm chính trị pháp
quyền, đạo đức... sớm muộn cũng sẽ biến đổi theo. Vì thế, ở những thời kỳ lịch
sử khác nhau có những lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau. Sự thay
đổi của ý thức xã hội có thể là sự phản ánh đúng, hoặc không đúng đối với tồn
tại xã hội; nhưng xét cho cùng về lâu dài, ý thức xã hội có khả năng phản ánh
đúng, dầy đủ và chính xác đối với quá trình thay đổi của tồn tại xã hội. Vấn đề
này đã được C.Mác khẳng định: “Không phải ý thức của con người quyết định
tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”[2].
Tồn tại xã hội
quyết định ý thức xã hội, không chỉ dừng lại ở việc xác định nguồn gốc, sự phụ
thuộc của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội mà còn chỉ ra rằng không phải
bất cứ tư tưởng, quan điểm, lý luận, hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh
rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà xét cho cùng những
quan hệ kinh tế được phản ánh bằng cách này hay cách khác trong những tư tưởng,
quan niệm ấy. Bởi vì, không chỉ có ý thức chính trị phản ánh trực tiếp quan hệ
kinh tế của quan hệ giai cấp, mà nó còn được phản ánh ở các hình thái ý thức
khác; mặt khác trong các hình thái ý thức xã hội còn bao hàm sự tác động qua
lại và bao hàm cả sự kế thừa với quá khứ.
2. Tính độc lập
tương đối của ý thức xã hội
Ý thức xã hội
thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Sự thay đổi và phát triển của tồn
tại xã hội có khuynh hướng nhanh hơn so với sự thay đổi và phát triển của ý
thức xã hội. Bởi vì, ý thức xã hội dù thể hiện dưới hình thức nào, như ý thức
thông thường, ý thức lý luận, hệ tư tưởng và các hình thái ý thức xã hội như
chính trị, pháp quyền…cũng chỉ nảy sinh từ tồn tại xã hội và là phản ánh, bị
quyết định bởi tồn tại xã hội. Mặt khác, về nguyên tắc ý thức xã hội có thể
phản ánh đúng hoặc không đúng với sự thay đổi và phát triển của tồn tại xã hội,
nhưng xét về lâu dài nó sẽ phù hợp với tồn tại xã hội.
Do sức mạnh của
thói quen tâm lý, mặt hạn chế của truyền thống, tập quán cũng do tính lạc hậu,
bảo thủ của một số các hình thái ý thức xã hội cũng tác động ngược lại sự phát
triển của tồn tại xã hội. Ý thức xã hội luôn gắn liền với lợi ích của nhóm,
những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội. Vì vậy, những tư
tưởng cũ, lạc hậu thường được những lực lượng lưu giữ, truyền bá, sử dụng bảo
vệ lợi ích của mình chống lại những những lực lượng xã hội tiến bộ.
Ý thức xã hội có
tính vượt trước tồn tại xã hội. Khi khẳng định tính lạc hậu của ý thức
xã hội so với tồn tại xã hội, thì chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng khẳng định
rằng trong những điều kiện nhất định tư tưởng của con người và đặc biệt vai trò
tiên phong của những tư tưởng khoa học tiên tiến bởi tính vượt trước của nó so
với tồn tại xã hội.
Tri thức khoa
học không chỉ có khả năng dự báo tương lai, mà nó còn có ý nghĩa tác dụng tổ
chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn hướng hoạt động thực tiễn của con người giải
quyết những yêu cầu, nhiệm vụ chín muồi của đời sống vật chất đặt ra; nhưng nó
vẫn phụ thuộc và bị quyết định bởi tồn tại xã hội. Ví dụ như vai trò của khoa
học công nghệ trong thời đại ngày nay.
Yếu tố kế thừa
trong sự tồn tại và phát triển của ý thức xã hội. Quan điểm về sự
phát triển của xã hội kể cả ý thức xã hội của chủ nghĩa duy vật lịch sử không
chỉ coi yếu tố kế thừa là cơ sở lý luận giải thích mối quan hệ biện chứng giữa
cái mới và cái cũ trong lịch sử phát triển của đời sống tinh thần xã hội; mà nó
còn là điều kiện, tiền đề cho sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của cái mới. Lịch
sử hình thành và phát triển của ý thức cá nhân, ý thức xã hội xét cho cùng là
sự kế thừa và phát triển giữa các cá nhân, giữa cá nhân với ý thức xã hội và
ngược lại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Sự tác động qua
lại giữa các hình thái của ý thức xã hội. Ý thức xã hội bao gồm nhiều hình
thái ý thức xã hội cụ thể khác nhau như: chính trị, pháp quyền, đạo đức... và
sự tác động qua lại giữa chúng làm cho mỗi hình thái ý thức xã hội có những
mặt, những tính chất không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại
xã hội hay bằng các điều kiện vật chất.
Lịch sử hình
thành và phát triển của ý thức xã hội, không chỉ đơn thuần là sự phản ánh của
mỗi một hình thái ý thức xã hội cụ thể như chính trị, pháp quyền… đối với tồn
tại xã hội dưới các hình thức khác nhau; mà còn có sự tác động giữa chính trị
đối với pháp quyền và ngược lại…tạo nên, sự thống nhất, tính mâu thuẫn giữa các
hình thái ý thức xã hội, phản ánh toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội dưới
các hình thức khác nhau. Chính vì vậy, trong xã hội có giai cấp thì vai trò của
hệ tư tưởng chính thống trị sẽ chi phối tất cả các hình thái ý thức xã hội
khác. Thậm chí, tôn giáo cũng có khả năng “định hướng” cho cái thiện và làm
việc thiện của con người trong một chừng mực nhất định nào đó khi nó quan hệ
với đạo đức, quan hệ giữa cái thiện và cái ác dù là ở trong tư tưởng của tôn
giáo. Hơn nữa, không thể phù nhận vai trò của tôn giáo đối với quá trình hình
thành, phát triển phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá của các nền văn hoá
khác nhau. Nhất là vấn đề tính ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo trong đời
sống tinh thần, đời sống tâm linh của nhân dân. Ví dụ: nghiên cứu nguồn gốc,
bản chất và các hình thức của bản sắc văn hoá truyền thống Việt Nam, không thể
không nghiên cứu vai trò của nho giáo, phật giáo và đạo giáo.
Sự tác động trở
lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Chủ nghĩa duy
vật lịch sử chống lại quan điểm truyệt đối hoá vai trò của ý thức xã hội, hoặc
bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường phủ nhận tác động tích cực của ý thức xã
hội đối với tồn tại xã hội. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội nhưng nó
không phải là sự phản ánh đơn giản, máy móc về tồn tại xã hội mà tác động một
cách tích cực, năng động và sáng tạo trong hoạt động thực tiễn trong cuộc sống
vật chất của xã hội.
Tính tích cực,
năng động và sáng tạo của ý thức xã hội phụ thuộc vào những điểu kiện lịch sử
cụ thể, vào tính chất của những mối quan hệ kinh tế mà trên đó ý thức xã hội
được nảy sinh, tồn tại và phát triển. Tư tưởng tiến bộ cách mạng có ý nghĩa
thúc đẩy sự phát triển của xã hội và đồng thời cũng thấy được những mặt tiêu
cực hạn chế của những tư tưởng lạc hậu, phản động tác động ngược lại sự phát
triển của xã hội.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét