Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và vai trò ý nghĩa phương pháp luận học thuyết hình thái kinh tế - xã hội (Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên.)
1. Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội và
các nhân tố hợp thành hình thái kinh tế - xã hội
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù cơ bản
của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất
định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với trình
độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng
được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó.
Xã hội là một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất
có cơ cấu phức tạp, trong đó bao gồm những nhân tố cơ bản: lực lượng sản xuất,
quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật
của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Bởi vì, sự hình thành và phát
triển của mỗi hình thái - xã hội xét cho cùng đều do lực lượng sản xuất quyết
định.
Quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản ban đầu, quyết
định mọi quan hệ xã hội khác. Nếu không có những mối quan hệ xã hội đó thì
không có xã hội. Mỗi một hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản
xuất đặc trưng thể hiện bản chất xã hội của một hình thái kinh tế - xã hội nhất
định. Sự tổng hợp các quan hệ sản xuất khác nhau trong một hình thái kinh tế -
xã hội, thì tạo nên cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định
và quyết định sự hình thành và phát triển của kiến trúc thượng tầng tương ứng.
Kiến trúc thượng tầng với hệ thống
những quan điểm xã hội và các thiết chế xã hội tương ứng được xây dựng trên một
cơ sở hạ tầng nhất định, thể hiện như là một sự phản ánh mang tính tất yếu, qui
luật đối với quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng) và kể cả lực lượng sản xuất của
một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Tính đặc thù của kiến trúc thượng
tầng còn thể hiện như là một sự thống nhất giữa các tư tưởng xã hội với các
thiết chế xã hội tương ứng, nó thể hiện tính chất đa dạng phong phú của các
quan hệ xã hội trong một hình thái kinh tế xã - hội nhất định.
2. Sự phát triển các hình thái kinh tế -
xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên
Lịch sử phát
triển của xã hội đã trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao phụ
thuộc vào các qui luật khách quan vốn có của nó. C.Mác khẳng định rằng “Tôi coi
sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự
nhiên”[1].
Trong hệ thống
các qui luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của các hình thái
kinh tế xã hội, thì qui luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất
và trình độ của lực lượng sản xuất có vai trò quyết định nhất. Bởi vì, lịch sử
phát triển của xã hội là lịch sử của thay thế, chuyển hoá giữa các phương thức
sản xuất vật chất từ phương thức sản xuất nguyên thủy đến phương thức sản xuất
cộng sản chủ nghĩa trong tương lai.
Sự tác động đến
quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội như một quá trình lịch
sử tự nhiên còn thể hiện sự tác động trực tiếp, quan trọng của qui luật về mối
quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Bởi vì, về cơ
lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử của quá trình thay thế, chuyển hoá của
các nền kinh tế, các kiểu nhà nước, các thể chế chính trị và các thời đại khác
nhau…
Quá trình phát
triển lịch sử tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa từ sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Chính tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đã qui định
một cách khách quan tính chất và trình độ của quan hệ sản xuất. Do đó, xét đến
cùng lực lượng sản xuất quyết định quá trình vận động và phát triển của hình
thái kinh tế - xã hội như quá trình lịch sử tự nhiên.
Có nhiều nguyên
nhân tác động dẫn đến quá trình thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội khác
nhau trong sự phát triển của lịch sử. Trong đó, điều kiện của môi trường địa
lý, tính độc đáo của các nền văn hóa, của truyền thống, tư tưởng, tâm lý xã hội
và vấn đề dân tộc... đều có ý nghĩa quan trọng nhất định. Tính chất của tác
động lẫn nhau giữa các dân tộc tồn tại ở các giai đoạn khác nhau đều phụ thuộc
vào tính chất của chế độ xã hội. Để xác định tính đặc trưng và phân biệt sự
khác nhau giữa các giai đoạn, phù hợp với khuynh hướng chủ đạo đó, người ta
dùng khái niệm thời đại. Nhất là thời đại của các giai cấp tiến bộ, cách mạng
và thời đại của các thời kỳ khác nhau của sự phát triển khoa học.
3. Vai
trò phương pháp luận lý luận hình thái kinh tế - xã hội:
-
Thứ nhất, lý
luận hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở lý luận về thế giới quan duy vật biện
chứng và phương pháp luận khoa học nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội là
một hệ thống toàn vẹn của các phương diện đời sống xã hội tồn tại trong một cấu
trúc thống nhất chặt chẽ, sự tác động qua lại lẫn nhau của các quan hệ xã hội,
qua đó khẳng định sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức
sản xuất quyết định các phương diện sinh hoạt vật chất và tinh thần nói chung.
Chính vì vậy, không thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng, ý chí của con người để
giải thích đời sống xã hội, ngược lại, phải tìm cơ sở sâu xa của các hiện tượng
xã hội từ sản xuất vật chất, từ phương thức sản xuất. Sự thắng lợi của xã hội
này đối với xã hội khác, suy đến cùng là xây dựng một phương thức sản xuất tiến
bộ hơn, năng suất lao động xã hội cao hơn.
-
Thứ hai, lý luận
hình thái kinh tế - xã hội ũa chỉ ra, xã hội phải là sự kết hợp một cách máy
móc ngẫu nhiên giữa các cá nhân, mà là cơ chế tác động qua lại giữa các quan hệ
xã hội. Trong đó sự phát triển của lực lượng sản xuất là nguồn gốc sâu xa của
mọi sự biến đổi xã hội. Quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản là tiêu chuẩn khách
quan để phân biệt sự khác nhau về bản chất xã hội của các hình thái kinh tế -
xã hội khác nhau phù thuộc vào tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Từ
lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng
tầng, trong đó việc xây dựng lực lượng sản xuất mới là cái có ý nghĩa quyết
định.
-
Thứ ba, lý luận hình
thái kinh tế - xã hội khẳng định lịch sử phát triển của của các hình thái kinh
tế - xã hội là một tiến trình lịch sử tự nhiên. Quá trình phát triển lịch sử tự
nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đó
là quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản
xuất. Do đó xét đến cùng lực lượng sản xuất quyết định quá trình vận động và
phát triển của hình thái kinh tế - xã hội như quá trình lịch sử tự nhiên. Cố
nhiên, sự tác động đến quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội
như một quá trình lịch sử tự nhiên còn thể hiện sự tác động trực tiếp, quan
trọng của qui luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng. Tuy nhiên, sự vận dụng các qui luật chung của xã hội còn phù thuộc
điều kiện lịch sử - cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc tạo nên tính đặc thù trong
sự vận động phát triển các các hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
-
Thứ tư, vấn đề lý
luận hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác vẫn còn giá trị, ý nghĩa phương pháp
luận khoa học đối với nhận thức và thực tiễn xã hội. Mặc dầu có quan điểm cho rằng cần thay thế lý
luận đó bằng cách tiếp cận khác, nhất là cách tiếp cận theo các nền văn minh.
Theo cách tiếp cận nay, người ta phân chia lịch sử phát triển nhân loại thành
ba nền văn minh. Đó là nền văn minh nông
nghiệp, nền văn minh công nghiệp
và văn minh hậu công nghiệp (Văn minh
trí tuệ).
0 nhận xét :
Đăng nhận xét