a. Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- Đối lập
với quan điểm biện chứng, quan điểm siêu hình coi sự tồn tại của các sự vật và
hiện tượng trong thế giới là những cái tách rời nhau, giữa chúng không có sự
liên hệ tác động qua lại, không có sự chuyển hóa lẫn nhau và nếu có chỉ là sự
liên hệ mang tính chất ngẫu nhiên, gián tiếp. Ngược lại, phép biện chứng duy vật
cho rằng, sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế giới không phải là sự tồn
tại tách rời và cô lập lẫn nhau, mà chúng là một thể thống nhất. Trong thể thống
nhất đó những mối liên hệ, tác động qua lại
lẫn nhau, ràng buộc và phụ thuộc, qui định lẫn nhau, chuyển hoá cho nhau.
Ví dụ: tự
nhiên theo nghĩa rộng, là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan. Xã hội
chỉ là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên. Sự xuất hiện, tồn tại, vận động
và phát triển của xã hội một mặt, phụ thuộc vào các qui luật tự nhiên, nhưng mặt
khác còn phụ thuộc vào những qui luật xã hội, trong đó con người là chủ thể của
lịch sử xã hội. Do đó, xã hội không thể là cái gì khác, mà chính là một bộ phận
đặc thù, được tách ra hợp qui luật của tự nhiên, là hình thức tổ chức vật chất
cao nhất của vật chất trong quá trình tiến hoá liên tục, lâu dài của tự nhiên.
- Tính
chất của mối liên hệ: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong
phú.
Tính
khách quan của mối liên hệ là mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong
thế giới, dù thể hiện dưới hình thức nào cũng cũng là sự qui định, tác động và
chuyển hoá lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng độc lập và không phụ thuộc vào ý
thức con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó
trong hoạt động thực tiễn xã hội. Ví dụ: con người không thể tùy tiện lựa chọn
chủ quan một hình thức xã hội này hay một hình thức xã hội khác. Với tư cách là
chủ thể của lịch sử thông qua hoạt động thực tiễn của mình thì con người có thể
nhận thức, vận dụng thành công các qui luật khách quan để khẳng định vai trò của
con người trong quá trình biến đổi hiện thực khách quan.
Tính phổ biến của mối liên hệ là không có sự vật, hiện tượng nào của thế giới tồn
tại tuyệt đối biệt lập mà bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ
vốn có của sự vật, hiện tượng như một cấu trúc mang tính hệ thống và sự tương
tác và biến đổi lẫn nhau trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Những hình thức
riêng biệt, cụ thể của mối liên hệ là đối tượng nghiên cứu của từng ngành khoa
học cụ thể, còn phép biện chứng duy vật thì nghiên cứu những mối liên hệ phổ biến
của tự nhiên xã hội và tư duy. Vì vậy, Ph.Ăngghen đã viết: “Phép biện chứng là
khoa học về mối liên hệ phổ biến”[1].
Tính đa dạng phong phú của mối liên hệ là các sự vật, hiện tượng đều
có những mối liên hệ cụ thể khác nhau gắn liền với những điều kiện khách quan
nhất định. Căn cứ tính đa dạng phong phú của mối liên hệ có thể phân chia các mối
liên hệ theo từng cặp như mối liên hệ bên trong và bên ngoài, trực tiếp và gián
tiếp, mối liên hệ cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng… Sự phân chia
các cặp của các mối liên hệ cũng mang tính tương đối, vì mỗi loại mối liên hệ
chỉ là một hình thức, một bộ phận của mối liên hệ phổ biến và giữa chúng đều có
khả năng chuyển hoá cho nhau, tùy theo những điều kiện khách quan nhất định.
b. Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa đối với hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn của con người. Cho nên, khi nghiên cứu mối liên hệ phổ biến phải
có quan điểm toàn điện, quan điểm lịch sử cụ thể.
- Nguyên
tắc (Quan điểm) toàn diện đòi hỏi chúng ta khi phân tích về sự vật phải
đặt nó trong mối quan hệ với sự vật khác. Đồng thời, phải nghiên cứu tất cả những
mặt, những yếu tố, những mối liên hệ vốn có của nó. Qua đó để xác định được mối
liên hệ bên trong, bản chất, qui luật của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Cơ sở hạ tầng
trong thời kỳ quá độ ở nước ta bao gồm các thành phần kinh tế, tức là các kiểu
tổ chức kinh tế, các kiểu quan hệ sản xuất với các hình thức sở hữu khác nhau,
thậm chí đối lập nhau, cũng tồn tại trong một nền kinh tế quốc dân thống nhất.
Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Có nghĩa là có sự thống nhất ở mức độ nhất định về mặt lợi ích, nhưng nó cũng tồn
tại những mâu thuẫn nhất định…
- Nguyên
tắc (Quan điểm lịch sử cụ thể) đòi hỏi khi nghiên cứu sự vật phải thấy sự
tồn tại vận động và phát triển của bản thân các sự vật và hiện tượng là một quá
trình có tính giai đoạn, tính lịch sử cụ thể. Khi phân tích tính toàn diện về
các mối liên hệ của sự vật phải đặt nó trong mối quan hệ cụ thể, với những điều
kiện lịch sử cụ thể của các mối quan hệ đó. Ví dụ: Nước ta trong thời kỳ quá độ
đi lên chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, không
có nghĩa là xóa bỏ các quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, mà chỉ phát
triển sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Hiện nay trong điều kiện chuyển
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nên việc duy trì
và phát triển hình thức sở hũu tư nhân về tư liệu sản xuất là một yêu cầu khách
quan mang tính qui luật.
Phê phán quan điểm siêu hình coi sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng
trong thế giới là những cái tách rời nhau, giữa chúng không có sự liên hệ tác động
qua lại, không có sự chuyển hóa lẫn nhau và nếu có chỉ là sự liên hệ mang tính
chất ngẫu nhiên, gián tiếp.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét