rắn mù
Rắn mù, cá dương vật, ốc vòi voi... là những loài động vật có hình dạng khiến người xem liên tưởng đến "của quý" đàn ông.
Cùng điểm lại một vài loài động vật có sức "ám ảnh" người xem như thế qua bài viết dưới đây.
1. Rắn... mù
Loài rắn này được một số kỹ sư phát hiện tại đập thủy điện bắc qua
sông Maderia nối với rừng rậm nhiệt đới Amazon tại Rondonia, Brazil.
Loài rắn được các nhà khoa học đặt tên là "floppy snake" (rắn mềm).
Điểm đặc biệt của loài rắn này là chúng không có mắt, dài chừng 1m,
đầu bẹp, bên cạnh đó làn da “mềm nhũn” khiến nhiều người liên tưởng
đến… “của quý” đàn ông. Loài vật kỳ lạ này hít thở qua da, có thể ăn cá
nhỏ, sâu, côn trùng. Tuy nhiên, nhà sinh vật cũng khẳng định vẫn còn
nhiều bí ẩn liên quan đến loài rắn này chưa được khám phá.
2. Ốc vòi voi
Nhìn qua ốc vòi voi (geoduck), hẳn nhiều người sẽ liên tưởng ngay
đến hình ảnh của "cái ấy" chứ không biết rằng, đây là một loài nhuyễn
thể hai mảnh vỏ, sống trong nước mặn. Ngoài cái tên ốc vòi voi, loài
sinh vật này còn được biết đến với tên gọi là tu hài hay con thụt thò.
Ốc vòi voi thường sống nơi cát ngầm, thềm cát có san hô ở vùng biển
ấm. Đây là loài nhuyễn thể sống lâu (160 năm) và lớn nhất trong hang
cát, có giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt "bổ dưỡng" cho phái mạnh.
Loài sinh vật này sống ở nhiều nơi và tùy vào điều kiện khí hậu,
nước biển mà kích cỡ của chúng cũng khác nhau. Tại châu Mỹ, người ta
gọi tu hài là sò vương, mỗi con dài khoảng từ 15 - 20cm, nhưng phần vòi
vươn tới gần 1m. Ở Canada, tu hài thuộc dạng "khủng" nặng từ 2,5 -
4kg, cùng chiếc vòi dài 1 - 2m.
3. Sâm đất
Sâm đất (tên khoa học: Sipunculus nudus) có vẻ bề ngoài khá “nhạy
cảm”, trông giống như dương vật của phái mạnh cả về hình dáng, màu sắc
lẫn kích thước.
Sâm đất có hình dạng na ná như một con giun khổng lồ đầy màu sắc,
dài 40cm, đường kính khoảng 20cm, nặng 1 - 3kg. Chúng sống trong những
hang đá, khe cát ở dưới đáy biển sâu từ 10 - 30m.
Khi bị bắt lên khỏi mặt biển, sâm đất thu mình ngắn lại, cái miệng
bé ở phía đầu trông như lỗ van bơm hơi. Da sâm đất thay đổi màu sắc tùy
theo môi trường ở, lúc sậm, lúc nhạt màu.
4. Cá mút đá
Cá mút đá hầu như chỉ xuất hiện ở Đại Tây Dương nhưng ngày nay, với
khả năng thích nghi cao, loài cá này đã di cư, phát triển nhanh trong
môi trường nước ngọt. Chúng dần trở thành thủ phạm gây ra sự suy giảm
số lượng của rất nhiều loài cá khác ở vùng hồ Great Lakes, Mỹ.
Để tồn tại, loài cá mút đá đã sống kí sinh trên các loài động vật
khác và hút máu của chúng. Cá mút đá có cái miệng tròn với rất nhiều
răng mọc xung quanh miệng. Chúng dùng miệng của mình bám vào da của các
loài cá khác, đưa lưỡi sắc, nhọn của mình qua vảy để hút máu.
5. Loài "cá dương vật"
Loài “cá dương vật” được nhắc tới trong bộ phim "Vì sao đưa anh tới"
thực chất không phải thuộc họ nhà cá mà là một loài giun thìa có tên
khoa học Unicinctus Urechis.
Unicinctus Urechis có màu hồng thịt, làn da trơn tuột, có vài phần
phình to trên thân người. Nhìn xa, Unicinctus Urechis trông không khác
nào… dương vật của phái mạnh.
Loài giun này có tập tính khá kì lạ, chúng rất thích đào hang dưới
cát và bùn giống như chuột chũi ở trên cạn nhưng lại "bơi" giỏi. Loài
"cá dương vật" sống chủ yếu ở phía Bắc Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản
và là món ăn yêu thích của nhiều thực khách ở các quốc gia này.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: National Geographic, Huffington Post, Listverse...
0 nhận xét :
Đăng nhận xét