Chào mừng bạn đến với Weblog daoduythanh!

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Khái luận chung về triết học


I. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT HỌC
1. Triết học, đối tượng nghiên cứu của triết học
a. Khái niệm triết học
- Triết học xuất hiện khoảng thế kỷ thứ VIII (TCN)ở thời kỳ cổ đại với tính cách là một khoa học, một hình thái của ý thức xã hội.
- Ý thức: Hoạt động tinh thần của con người.
+ Ý thức cá nhân: đời sống tinh thần của cá nhân: Tình cảm, niềm tin, ý chí, tri thức…
+ Ý thức xã hội: đời sống tinh thần của xã hội thông qua các học thuyết xã hội (các hình thái của ý thức xã hội)….
Các hình thái ý thức xã hội – sắp xếp bởi sự tác động trực tiếp, gián tiếp đời sống xã hội:
+ Ý thức Chính trị;
+ Ý thức Pháp quyền;
+ Ý thức Đạo đức;
+ Ý thức Triết học;
+ Ý thức Khoa học;
+ Ý thức Tôn giáo;
+ Ý thức Thẩm mỹ.
 (1). Ý thức chính trị là các học thuyết chính trị xã hội (Chính trị học).
- Chính trị học nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của chính trị, phân tích các hệ thống chính trị và các ứng xử chính trị...
Các lĩnh vực của chính trị học bao gồm:
+ Lý thuyết chính trị và triết học chính trị;
+ Giáo dục công dân;
+ Quan hệ quốc tế;
+ Chính sách ngoại giao;
+  Luật quốc tế...
- Một số trường đại học nổi tiếng đào tạo các chính trị gia và tỷ phú:
+ Đại học Harvard(Mỹ).
Được thành lập từ năm 1636, đến nay Harvard được ví như cái nôi sản sinh ra các nhân tài cho thế giới.
Đã có 8 đời tổng thống Mỹ và 47 người đoạt các giải Nobel từng theo học tại đây.
+ Đại học Oxford(Anh)
Đại học Oxford ở nước Anh được xây dựng từ thế kỷ 11, sau gần 1000 năm tồn tại nó được ghi nhận là một trong những ngôi trường đại học đầu tiên của thế giới.
Bà Margaret Thatcher, cựu thủ tướng Tony Blair, Davis Camaron đều từng là những cựu sinh viên của đại học Oxford. Ngoài ra hai nhà triết học vĩ đại Thomas Hobbes và John Locke cũng đều đã từng theo học tại đây.
(2). Ý thức pháp quyền là các học thuyết pháp quyền (Luật học).
- Tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội... việc thực thi luật pháp của Nhà nước...
- Pháp luật(Luật) là ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện thành luật lệ, do đó mỗi chế độ xã hội, mỗi nhà nước chỉ có một hệ thống pháp luật nhất định.
(3). Ý thức đạo đức là các học thuyết đạo đức (Đạo đức học).
- Quan niệm của các cộng đồng người về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng... và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân...
- Đạo đức là một trong những hình thái ý thức ra đời từ rất sớm trong lịch sử, ngay từ xã hội nguyên thuỷ...
- Trong xã hội có giai cấp ý thức đạo đức mang tính giai cấp...
(4). Ý thức triết học(Các học thuyết triết học).
- Triết học với tính cách là một khoa học… xuất hiện học sớm nhất trong lịch sử khoa học.
- Triết học ra đời khoảng thế kỷ VIII TCN trong các nền văn minh Cổ Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc…
- Theo quan niệm Duy vật biện chứng: “Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí và vai trò của con người đối với thế giới”.
(5). Ý thức khoa học(Lịch sử các học thuyết khoa học).
- Ý thức khoa học là hệ thống tri thức phản ánh chân thực dưới dạng lôgic trừu tượng (chân lý khoa học) về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn.
- Tri thức khoa học thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác, hình thành các khoa học tương ứng với từng hình thái ý thức xã hội...
- Đối tượng phản ánh của ý thức khoa học bao quát mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy.
+  Khoa học tự nhiên - kỹ thuật, nghiên cứu các quy luật của tự nhiên, các phương thức chinh phục và cải tạo tự nhiên;
+ Khoa học xã hội nghiên cứu các quy luật vận động, phát triển của xã hội và bản thân con người như là một thực thể xã hội dưới các phương diện khác nhau...
+ Khoa học nghiên cứu những vấn đề chung, quy luật chung, đó là triết học.
(6). Ý thức tôn giáo là lịch sử các học thuyết tôn giáo (Tôn giáo học).
- Ý thức tôn giáo thực hiện chức năng chủ yếu về đời sống tâm linh – chức năng đền bù – hư ảo về những hiện tượng thần bí... Chức năng đền bù - hư ảo... đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người.
+ Nhu cầu tâm linh là nhu cầu tự thân của đời sống tâm linh hình thành bởi sự bất lực của con người trước những sức mạnh thần bí của các hiện tượng tự nhiên, xã hội và ý thức...
+ Nhu cầu tự thân của đời sống tâm linh xuất phát từ tình cảm và niềm tin bởi tín ngưỡng tôn giáo...
+ Tín ngưỡng là một niềm tin để giải thích thế giới... hy vọng mang lại sự bình yên cho con người...Nó  tính dân tộc, dân gian(văn hóa).
Tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo (tín ngưỡng tôn giáo)... Tín ngưỡng mang tính cộng đồng...tính dân tộc có một số đặc điểm chung như tập tục, nghi lễ tâm linh...
Ví dụ tín gưỡng dân gian trong văn hóa dân gian Việt Nam...
+ Tín ngưỡng phồn thực (Thờ sinh thực khí liên quan đến việc sinh đẻ )...
+ Sùng bái tự nhiên (Thờ các vị thần tự nhiên – chủ nghĩa bái vật).
+ Thờ người (Hồn vía, Tổ tiên, Thờ Tổ nghề, Thành hoàng, Giỗ Tổ)...
+ Thờ Thần (Thổ Địa, Thần Tài, Táo Quân, Hà Bá, Phúc Lộc Thọ)...
Chức năng đền bù hư ảo làm cho tôn giáo có một vị trí đặc biệt trong xã hội xét về các phương diện như: Tình cảm, niềm tin, tín ngưỡng...tạo thành bản sắc văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc...
Những mâu thuẫn của đời sống hiện thực và những bất lực thực tiễn của con người... được giải quyết một cách hư ảo trong ý thức tôn giáo.
Tôn giáo luôn được các giai cấp thống trị bóc lột sử dụng như một công cụ tinh thần, một phương tiện củng cố địa vị thống trị của họ...
- Một số các tôn giáo lớn trong lịch sử:
- Ki tô giáo
+ Xuất phát từ tiếng Latinh religio có nghĩa "tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh" hay "bổn phận, sự gắn kết giữa con người với thần linh";
+ Biểu tượng: Thánh giá  
+ Đức tin:  Tôn thờ Đức Chúa ba ngôi;
+ Giáo lý: kinh thánh (cựu, tân ước, phúc âm);
+ Các hệ phái cơ bản: Thiên chúa(công giáo) – Tin lành.
+ Tín đồ: 2,5 tỷ người;
- Hồi giáo
+ Nguyên nghĩa của « Hồi giáo » trong tiếng Ả Rập là Islam và có nghĩa là "vâng mệnh, quy phục Thượng đế".
+ Biểu tượng:Hình ảnh trăng khuyết và ngôi sao.
+ Đức tin: Thánh Allah tối cao, Muhammad là vị Thiên sứ;
+ Giáo lý: Kinh coran(Qur'an);
+ Các hệ phái: sau khi Nhà tiên tri – Thiên sứ Mohammed, người sáng lập ra Hồi giáo qua đời(632), cộng đồng người theo tôn giáo này bắt đầu chia thành hai dòng Sunni và Shiite dựa theo cách họ chọn người lãnh đạo mới(Abu Bakr và Ali).
+ Tín đồ: 1,57 tỷ người;
- Phật giáo
+  Tín ngưỡng và phương pháp tu luyện dựa trên lời dạy của Siddhārtha. Phật-đà, "Người giác ngộ".
+ Đức tin: Thờ Phật tổ và các cao tăng được coi là hiện thân của phật tổ(Như lai) với các chức danh như: Bồ tát, La hán...
+ Biểu tượng: Bánh xe Pháp luân công(Bát chính đạo).
+ Giáo lý: Kinh Tam tạng và Tứ diệu đế;
+ Các bộ phái: Nam tông – Bắc tông;
+ Tín đồ: khoảng 350 triệu(chính thức) đến 1,6 tỷ người không chính thức;
(7). Ý thức thẩm mỹ(Mỹ học, nghệ thuật học): Lịch sử các học thuyết mỹ học và nghệ thuật...
 Nghiên cứu các qui luật của quan hệ thẩm mỹ.
- Chủ thể thẩm mỹ:
   + Chủ thể tiếp nhận giá trị thẩm mỹ: là nhóm chủ thể hưởng thụ… các giá trị thẩm mỹ.
+ Chủ thể sáng tạo thẩm mỹ: là những chủ thể tiếp nối quá trình tiếp nhận giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật để sáng tạo thẩm mỹ, sáng tạo nghệ thuật.
 + Chủ thể thể biểu hiện giá trị thẩm mỹ: là nhóm chủ thể thực hiện việc truyền đạt sản phẩm của chủ thể sáng tạo tới chủ thể thưởng thức, tiếp nhận giá trị thẩm mỹ.
+ Chủ thể tổng hợp các giá trị thẩm mỹ: là người thụ cảm, sáng tạo, người biểu hiện và phê bình thẩm mỹ và nghệ thuật.
+ Chủ thể phê bình thẩm mỹ: là nhóm chủ thể định hướng giá trị trong hoạt động đánh giá thẩm mỹ, đánh giá nghệ thuật.
- Khách thể thẩm mỹ:
+ Cái đẹp;
+ Cái bi;
+ Cái hài.
- Nghệ thuật:
+ Nguồn gốc, bản chất, chức năng...
+ Các loại hình nghệ thuật.
 b. Đối tượng của triết học
Đối tượng nghiên cứu của triết học cũng thay đổi và phát triển có tính chất lịch sử.
- Thời cổ đại, khi xuất hiện phân chia lao động trí óc và lao động chân tay, đối tượng nghiên cứu của triết học và khoa học cụ thể về cơ bản thống nhất với nhau.
+ Triết học cổ đại Trung Hoa gắn liền với vấn đề chính trị, đạo đức - xã hội;
+ Triết học cổ đại Ấn Độ gắn liền với những vấn đề tâm linh của tôn giáo;
+ Triết học cổ đại Hy Lạp gắn liền với khoa học tự nhiên và gọi là triết học tự nhiên. Đây là nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh quan niệm sau này: “Triết học là khoa học của các khoa học”.
Quan niệm này kéo dài đến thời kỳ phục hưng và cận đại. Đặc biệt còn được khôi phục bởi triết học Cổ Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Triết học cổ đại đã đặt nền tảng đối với lịch sử phát triển của triết học cũng như các khoa học cụ thể ở các thời đại về sau.
    - Thời trung cổ, ở Tây Âu khi quyền lực của giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dẫn đến triết học tự nhiên bị thay thế bởi triết học kinh viện;
    Triết học kinh viện phụ thuộc vào thần học, có nhiệm vụ lý giải và chứng minh Kinh thánh của Thiên chúa giáo.
    - Sự phát triển của khoa học ở thế kỷ XV, XVI đã tạo ra cơ sở vững chắc cho sự phục hưng triết học, khoa học thực nghiệm ra đời với tính cách là những khoa học độc lập so với triết học.
  Chủ nghĩa duy vật dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng và đã đạt tới đỉnh cao ở thế kỷ XVII – XVIII;
- Cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX, sự ra đời của triết học Cổ điển Đức có vai trò quan trọng cho sự ra đời và phát triển của triết học hiện đại…
- Nửa đầu thế kỷ XIX, thế kỷ XX sự ra đời của triết học Mác – Lênin và triết học tư sản hiện đại…
+ Triết học Mác- Lênin tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu các qui luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Triết học phương Tây hiện đại muốn từ bỏ quan niệm truyền thống về triết học, xác định đối tượng của triết học theo khuynh hướng mở rộng đi vào những những vấn đề cụ thể của đời sống xã hội: triết học nhân bản, duy lý và tôn giáo, v.v…
c. Vấn đề cơ bản của triết học
Theo Ph.Ăngghen: Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức
Nội dung mối quan hệ giữa vật chất và ý thức xác định hai nguyên tắc chung:
- Thứ nhất, xác định ngôi thứ, tính quyết định hay phụ thuộc trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức để trả lời câu hỏi, giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định cái nào?
Nguyên tắc này hình thành chức năng thế giới quan của triết học.
- Thứ hai, nghiên cứu khả năng nhận thức của con người về hiện thực khách quan để trả lời câu hỏi, con người có hay không có khả năng nhận thức được hiện thực hay không? Nguyên tắc này hình thành phương pháp luận của triết học.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học:
- Vật chất và ý thức là hai phạm trù rộng lớn nhất của triết học và đồng thời nó cũng là nội dung cơ bản được xác định trong đối tượng nghiên cứu của triết học.
- Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt sự giống nhau, khác nhau giữa các trường phái triết học.
Ví dụ: Trường phái duy vật thừa nhận vật chất có trước, quyết định ý thức, ý thức là cái có sau phụ thuộc vào vật chất. Đối lập với quan niệm này triết học duy tâm.
- Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ sở lý luận chung về thế giới quan và phương pháp luận của triết học…
d. Các trường phái triết học
- Chủ nghĩa duy tâm
Chủ nghĩa duy tâm là trường phái nhất nguyên luận và có hai hình thức: duy tâm chủ quan và duy tâm khách quan…
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan coi ý thức là cái có sẵn trong bộ não con người, cái có trước quyết định thế giới vật chất…
Ví dụ: theo quan điểm của Béccơli: “Tồn tại - có nghĩa là được nhận thức” hoặc quan điểm của Đềcáctơ: “Tôi tư duy vậy tôi tồn tại”.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan coi ý thức tồn tại khách quan, có trước, quyết định đối với hiện thực và con người.
Ví dụ: “Ý thức khách quan” được Platôn là “ý niệm”, Hêghen: “ý niệm tuyệt đối”... theo nghĩa đó, ý thức khách quan là một thực thể thuần túy trừu tượng như linh hồn, hoặc các lực lượng siêu nhiên.
- Chủ nghĩa duy tâm coi ý thức là tính thứ nhất, là cái có trước, cái quyết định vật chất còn vật chất là tính thứ hai, cái có sau, cái phụ thuộc vào ý thức...
- Chủ nghiã duy vật
Chủ nghĩa duy vật là trường phái nhất nguyên luận và có ba hình thức cơ bản:
+ Chủ nghĩa duy vật cổ đại (chất phác). Quan niệm về thế giới là duy vật, nhưng chưa có cơ sở khoa học, bởi nó mang tính trực quan, cảm tính chủ yếu dựa vào tri thức kinh nghiệm...
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình từ thế kỷ XV - XVII...ảnh hưởng của phương pháp nhìn nhận thế giới như một tổng thể các sự vật, hiện tượng tạo nên trong trạng thái biệt lâp, tĩnh tại.
+ Chủ nghĩa duy vật Biện chứng – Triết học Mác – Lênin
 Chủ nghĩa duy vật thừa nhận vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức; ý thức là cái có sau, cái phụ thuộc vào vật chất và khẳng định con người có khả năng nhận thức thế giới.
- Triết học nhị nguyên luận là trường phái triết học có tính chất dung hoà giữa duy vật và duy tâm...
- Triết học bất khả tri luận là trường phái triết học nghiên cứu chủ yếu khả năng nhận thức của con người đối với thế giới...
- Triết học tôn giáo là một trường phái đặc thù so với các trường phái triết học khác. Nghiên cứu chủ yếu về tâm linh, đời sống tâm linh của con người...
2. Tính qui luật về sự hình thành và phát triển của triết học
- Đặc điểm chung của sự hình thành lịch sử tư tưởng triết học
+ Lịch sử hình thành và phát triển của triết học đều phụ thuộc vào lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất vật chất nhất định(điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội).
+ Sự phát triển của khoa học ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung, hình thức và ý nghĩa của các học thuyết triết học.
+ Lịch sử hình thành và phát triển của triết học, về cơ bản đều thông cuộc đấu tranh giữa triết học duy vật và duy tâm và tôn giáo...
+ Yếu tố kế thừa là điều kiện tiền đề khách quan đối với sự hình thành và phát triển của lịch sử tư tưởng triết học. 
- Sự phân chia các thời kỳ của lịch sử triết học
+ Một mặt căn cứ vào các phương thức sản xuất khác nhau; mặt khác còn được qui định bởi các học thuyết triết học có tính thời đại;
+ Về cơ bản đều thông qua cuộc đấu tranh giữa triết học duy vật và triết học duy tâm;
+ Có thể khái quát lịch sử hình thành và phát triển của triết học bao gồm các thời kỳ:
 1. Triết học cổ đại;
 2. Triết học trung đại;
 3. Triết học phục hưng và cận đại;
4. Triết học cổ điển Đức;
5. Triết học Mác – Lênin;
6. Triết học phương Tây hiện đại.

0 nhận xét :