Chào mừng bạn đến với Weblog daoduythanh!

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Tiểu luận triết học(dùng cho chương trình sau đại học không chuyên ngành triết học)


I. DANH MỤC TIỂU LUẬN
1. Vai trò của Phật giáo trong văn hóa truyền thống Việt Nam;
2. Nội dung, ý nghĩa nhân sinh quan trong 14 lời răn của Phật giáo;
3. Vai trò của triết học Nho giáo đối với văn hóa truyền thống Việt Nam;
4. Quan niệm về Đạo làm người trong lịch sử triết học Việt Nam
5. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng;
6. Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật;
7. Ý nghĩa bước ngoặt cách mạng do Mác và Ăngghen thực hiện trong triết học.
8. Mối quan hệ giữa triết học và khoa hoc trong triết học Hy Lạp cổ đại;
9. Mối quan hệ giữa triết học và khoa học
II. HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN
1. Những vấn đề chung
- Là một dạng bài  tập, trình bày kết quả nghiên cứu về một đề tài nhất định, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Một hình thức học tập, rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học, rèn luyện năng lực tư duy lôgíc, khả năng trình bày và luận giải một vấn đề khoa học.
- Đề tài phải bao gồm: đặt vấn đề, luận giải, sự vận dụng (liên hệ). Không được sao chép, nội dung kế thừa các công trình nghiên cứu đã công bố phải ghi chú thích rõ ràng.
- Về bố cục. Ngoài Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục (nếu có), một tiểu luận phải có 3 phần:
+ Phần mở đầu(Dẫn luận hoặc đặt vấn đề);
+ Phần nội dung(luận giải những vấn đề đã được nêu trong việc lựa chọn ở phần mở đầu).
+ Phần kết luận( khái quát những những vấn đề đã luận giải trong phần nội dung).
- Về hình thức
+ Tiểu luận được in trên một mặt giấy khổ A4; phần nội dung từ 12 đến 18 trang (không kể Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Mục lục và Phụ lục).
+ Bìa 1và bìa lót (nội dung giống nhau), kế tiếp là một trang giấy trắng.
+ Co chữ: 13 hoặc 14;
+ Dãn dòng: 1.2 hoặc 1.3
+ Mục lục đưa lên trang đầu.
+ Trích dẫn (nguồn). Nguyên bản phải để trong ngoặc kép “ a”, dẫn tài liệu tham khảo, trang, tên tác giả. Nếu không trích dẫn nguyên bản, ghi tài liệu tham khảo:  xem trang… trong sách, bài viết trên tạp chí, trích nguồn trên mạng…
 - Mỗi học viên làm một bài tiểu luận hoặc làm theo nhóm (Nhóm tối đa là  3 học viên).
2. Kết cấu    
a. Phần mở đầu (Từ 1 đến 2 trang). Trong tiểu luận thường dùng (mục I).
- Đặt vấn đề;Về nguyên tắc, một tiểu luận (một báo cáo khoa học) phải tìm cách trả lời những câu hỏi:
+ Lý do chọn đề tài (mục đích)?
+ Tình hình nghiên cứu đề tài (đề tài đã được nghiên cứu)?
+ Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài?
+  Xác định nội dung cơ bản (kết cấu nội dung) và giới hạn của đề tài;
Ví dụ: “Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật”:
1. Chủ nghĩa duy vật chấc phác cổ đại…
2. Chủ nghĩa duy vật siêu hình cận đại…
3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng…
b. Phần nội dung(Từ 8 đến 15 trang). Trong tiểu luận thường dùng (mục II) còn các nội dung cụ thể dùng 1,2,3…).
- Chủ nghĩa duy vật chấc phác cổ đại…
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại;
+ Những thành tựu của chủ nghĩa duy vật cổ đại;
+ Những hạn chế của chủ nghĩa duy vật cổ đại.
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình cận đại(Siêu hình)…
+ Chủ nghĩa duy vật cận đại;
+ Những thành tựu…
+ Những hạn chủ của chủ nghĩa duy vật cổ đại.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng(triết học Mác – Lênin)
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng;
+ Những thành tựu của chủ nghĩa duy vật biện chứng;
+ Những hạn chế của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
3. Phần kết luận(từ 1 đến 2 trang). Trong tiểu luận thường dùng (mục III).
Đánh giá khái quát kết quả những nội dung cơ bản của đề tài đã được nghiên cứu:
Ví dụ: “Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật”:
- Về chủ nghĩa duy vật chấc phác cổ đại…
- Về chủ nghĩa duy vật siêu hình cận đại…
- Về chủ nghĩa duy vật biện chứng…
4. Danh mục tài liệu tham khảo. Trong tiểu luận thường dùng (mục IV).
1, 2, 3…







1 nhận xét :

nikkolayebba nói...

I found your weblog web site on google and check a couple of of your early posts. Continue to keep up the very good operate. I just additional up your RSS feed to my MSN Information Reader. Seeking ahead to reading extra from you afterward!… online casino gambling