1. Tính chất tinh thần – tính nổi bật của quan hệ thẩm mỹ
Giá
trị thẩm mỹ là một giá trị tinh thần, nó đáp ứng nhưng nhu cầu tinh
thần của con người. Con người chỉ trở thành chủ thể thẩm mỹ khi đã thoát
khỏi trạng thái động vật, khi đã có khả năng nhận thức, đánh giá và cải
tạo hiện thực khách quan theo những qui luật của cái đẹp.
Quan
hệ thẩm mỹ xét cho cùng là việc thỏa mãn những nhu cầu tinh thần mang
lại khoái cảm thẩm mỹ là khoái cảm tinh thần mặc dầu nó gắn liền trực
tiếp hoặc gián với cái có ích mang tính thực dụng.
Trong quá trình phát triển của lịch sử, mối quan hệ giữa cái thẩm mỹ và cái có ích càng ẩn kín
hơn song nguyên tắc của nó không mất đi. Do tính yêu cầu của tính hữu
ích, thực dụng mà sự hoàn thiện các công cụ, đồ vật về mặt hình thức,
kết cấu mầu sắc trở thành yếu cầu bắt buộc trong quá trình sáng tạo và
đánh giá sản phẩm lao động. Nhưng chính sự hoàn thiện (hợp lý) của hình
thức, kết cấu, mầu sắc trên sản phẩm của lao động lại tạo ra xúc cảm
thẩm mỹ, tạo ra một cách tự nhiên những thuộc tính thẩm mỹ của đối
tượng; đồng thời tạo ra những nhu cầu thẩm mỹ hơn nữa, nghĩa là hoàn
thiện hơn nữa về mặt thẩm mỹ của các sản phẩm lao động hoặc kể cả trong
qúa trình chiếm hữu thẩm mỹ đối với hiện thực.
Như
vậy, sự thưởng ngoại thẩm mỹ, đánh giá thẩm mỹ đối với các hiện tượng
thẩm mỹ nói chung và tác phẩm nghệ thuật nói riêng có quan hệ với cái thực dụng – cái hữu ích;
nhưng không gắn liền trực tiếp với với lợi ích thực dụng, song mục đích
cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ, một nhu cầu tinh thần cao qúi
chỉ có ở con người.
2. Tính chất cảm tính – tính đặc thù của quan hệ thẩm mỹ
Trong
nhiều loại hình quan hệ nguời với hiện thực thì quan hệ thẩm mỹ là quan
hệ đặc thù. Bởi trong quan hệ này con người nhận thức, đánh giá sự vật,
hiện tượng trong sự tồn tại ở tính toàn vẹn, cảm tính – cụ thể.
Ngược lại, ở khoa học người ta chỉ chú ý đến từng mặt, từng khiá cạnh
nào đó của sự vật, hiện tượng riêng lẻ, cụ thể rút ra những thuộc tính
chung, khái quát, trừu tượng nói lên bản chất của chúng. Chính vì vậy,
chỉ có sự vật, hiện tượng nào có khả năng tác động vào giác quan (thẩm
mỹ) mới trở thành đối tượng của quan hệ thẩm mỹ.
Chính
do sự tác động của các hiện tượng thẩm mỹ khách quan và tính chất nhận
thức, đánh giá sự vật, hiện tượng trong tính toàn vẹn, cảm tính cụ thể
của chúng là một loại đánh giá tình cảm – tư tưởng. Do đó, muốn cảm xúc
thụ cảm một cách thích ứng về mặt thẩm mỹ, thì rất cần phải có một năng
lực thụ cảm - cảm tính phát triển. Muốn thưởng thức âm nhạc phải có
thính về âm nhạc, muốn nhận rõ vẻ đẹp của các hình thái, cần phải có mắt
nhìn sắc bén, dồi dào cảm xúc. Ở đây, suy cho cùng có sự tham gia của
tư tưởng, lý trí song hình thức biểu đạt trực tiếp của sự đánh giá thẩm
mỹ là hình thức cảm tính – cụ thể bằng tình cảm (cảm nghĩ – cảm xúc)
Trước
sự tác động của các hiện tượng thẩm mỹ khách quan con người mới bộc lộ
một tình cảm nhất định. Trước cái đẹp – vui sướng; trước cái xấu – bực
tức, căm ghét. Tính tình cảm là tính chất đặc thù của quan hệ thẩm mỹ.
3. Tính chất xã hội – tính nhân văn của quan hệ thẩm mỹ
Một
tính chất quan trọng của quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực là
tính chất xã hội của nó. Đối tượng của phán đoán thẩm mỹ là tất cả
những gì mà con người quan tâm đến trong cuộc sống, điều này làm cho
quan hệ thẩm mỹ có tính chất xã hội. Cơ sở, động lực, tiêu chuẩn của
đánh giá thẩm mỹ, đề được phản ánh bởi những nhu cầu, lợi ích, lý tưởng
thẩm mỹ và bị quyết định bởi hoạt động thực tiễn xã hội của các chủ thể
đánh giá khác nhau.
Tính chất xã hội của quan hệ thẩm mỹ biểu hiện ở tính lịch sử, tính giai cấp, tính dân tộc và thời đại.
-
Tính lịch sử của quan hệ thẩm mỹ. Quan hệ thẩm mỹ thay đổi, phát triển
cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội. Chính vì vậy trong lịch sử
hình thành và phát triển của mỹ học đã làm xuất hiện, tồn tại và phát
triển các trường phái mỹ học khác nhau khi phản ánh quan hệ thẩm mỹ đối
với hiện thực.
-
Tính giai cấp của quan hệ thẩm mỹ. Quan hệ thẩm mỹ mang tính giai cấp.
Không thể nói tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của
một giai cấp này đồng nhất với tình cảm, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ
của một giai cấp khác. Thị hiếu thẩm mỹ của giai cấp địa chủ, thị hiếu
của giai cấp nông dân, tư sản và công nhân cũng khác nhau. Bởi vì, quan
điểm về tình cảm, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ của mỗi một giai cấp đều
phản ánh những điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể khác nhau.
- Tính dân tộc của quan hệ thẩm mỹ. Ở
các dân tộc khác nhau, mối quan hệ thẩm mỹ cũng không thể không mang
tính dân tộc. Cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài cái cao cả có một số nét
chung của nhân loại nhưng nó vẫn mang tính độc đáo của từng dân tộc,
làm cho bản sắc văn hoá của các dân tộc cũng khác nhau. Do trình độ phát
triển xã hội khác nhau và các phong tục tập quán khác nhau đã tạo nên
các quan hệ thẩm mỹ, nhu cầu, tình cảm, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ
khác nhau. Sự khác nhau về các quan hệ thẩm mỹ của các dân tộc không chỉ
khác nhau về trình độ, mà còn khác nhau về hệ giá trị.
Không thể nói các quan hệ thẩm mỹ của dân tộc này thấp hơn các quan hệ thẩm mỹ của
dân tộc kia, mà phải nói giá trị thẩm mỹ của dân tộc này khác với giá
trị thẩm mỹ của dân tộc kia. Chẳng hạn, việc coi trọng tính thực dụng
trong sự đánh giá thẩm mỹ là một đặc tính ổn định và phổ biến, như một
nét truyền thống thẩm mỹ của dân tộc Việt Nam.
Lấy
cái thực dụng, hoàn hảo làm cơ sở và làm tiêu chí để đánh giá cái đẹp
là yếu tố lành mạnh của tình cảm, của thị hiếu thẩm mỹ dân tộc. Nó giúp
cho đời sống thẩm mỹ gắn bó mật thiết với thực tiễn lao động sản xuất và
có ảnh hưởng nhất định đến quá trình thực tiễn ấy. Trong hệ giá trị
thẩm mỹ truyền thống của dân tộc Việt Nam còn thể hiện tập trung trong
tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn, thấm nhuần tính nhân đạo, coi cái thiện
dù thể hiện dưới hình thức nào cuối cùng cũng chiến thắng cái ác.
Chính
sự nhạy cảm trước các giá trị đạo đức, mà hoạt động thẩm mỹ có khả năng
định hướng cho việc xây dựng tình cảm, thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ và
đồng thời xây dựng những chuẩn mực của hoạt động đánh giá thẩm mỹ trên
cơ sở những giá trị đạo đức mới, sẽ tạo ra những điều kiện để củng cố,
hoàn thiện những giá trị thẩm mỹ mới góp vào thẩm mỹ truyền thống của
dân tộc.
Trên
nền tảng những giá trị đạo đức, chân lý của cái đẹp được thể hiện ra
bao đời nay của con người Việt Nam đã thấm nhuần các tư tưởng: “cái nết đánh chết cái đẹp”, hoặc “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “ xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”, “ăn chắc mặc bền”. Giá
trị thẩm mỹ truyền thống còn thể hiện ở lòng yêu thiên nhiên, sự gắn bó
với thiên nhiên trong đời sống thẩm mỹ của dân tộc được thể hiện thông
qua sáng tạo nghệ thuật; mà sự ẩn giấu trong thiên nhiên là hình ảnh con
người Việt Nam, anh hùng, về đất nước Việt Nam anh hùng và xinh đẹp.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét