Chào mừng bạn đến với Weblog daoduythanh!

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Số phận chìm nổi của danh ngôn

logonhanai

Tôi nói với Nhuận Minh câu ấy không phải của Ức Trai Nguyễn Trãi mà là của vua Đường Thái Tông tức Lý Thế Dân từng răn đe Thái tử khi giao vương quyền lại cho Thái tử, chuẩn bị lên thay vua cha trị vì thiên hạ. Nguyên văn chữ Hán, dịch “Vua có thể ví với con thuyền, dân có thể ví với nước, nước chở được thuyền mà cũng có thể làm cho thuyền lật úp” (Tinh quán chính yếu, quyển 4). Thực ra, tác giả câu ấy cũng không phải là Lý Thế Dân, nó là câu tấu trong bản tấu chương mà văn thần Ngụy Chinh dâng lên đức vua Lý Thế Dân. Thế Dân đã “mượn” câu ấy để giáo huấn Thái tử.

Viết thư cho tôi, Trần Nhuận Minh có vẻ cay cú bảo rằng:
a/ Câu thơ Tài tri vô tự thị chân kinh, bác bảo không phải của Nguyễn Du là bác sai. Nguyên văn câu kết bài số 126 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, in lần thứ II, Nxb Văn Học 1978, trang 443 . Bài thơ có tên Lương Chiêu minh Thái tử phân kinh thạch đài, hai câu kết nguyên văn như sau :
Tôi nói với Nhuận Minh câu ấy không phải của Ức Trai Nguyễn Trãi mà là của vua Đường Thái Tông tức Lý Thế Dân từng răn đe Thái tử khi giao vương quyền lại cho Thái tử, chuẩn bị lên thay vua cha trị vì thiên hạ. Nguyên văn chữ Hán, dịch “Vua có thể ví với con thuyền, dân có thể ví với nước, nước chở được thuyền mà cũng có thể làm cho thuyền lật úp” (Tinh quán chính yếu, quyển 4). Thực ra, tác giả câu ấy cũng không phải là Lý Thế Dân, nó là câu tấu trong bản tấu chương mà văn thần Ngụy Chinh dâng lên đức vua Lý Thế Dân. Thế Dân đã “mượn” câu ấy để giáo huấn Thái tử.
Viết thư cho tôi, Trần Nhuận Minh có vẻ cay cú bảo rằng:
a/ Câu thơ Tài tri vô tự thị chân kinh, bác bảo không phải của Nguyễn Du là bác sai. Nguyên văn câu kết bài số 126 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, in lần thứ II, Nxb Văn Học 1978, trang 443 . Bài thơ có tên Lương Chiêu minh Thái tử phân kinh thạch đài, hai câu kết nguyên văn như sau :
Cập đáo phân kinh thạch đài hạ
Tài tri vô tự thị chân kinh     (trang 445)
Cụ Nguyễn Văn Tú dịch là  (trang 448)
Thạch đài dấu cũ lân la
Mới hay không chữ ấy là chân kinh.
(Các tập thơ chữ Hán tái bản đều giữ nguyên như vậy, với các chú thích cụ thể…)
b/ Câu thơ Phúc chu thủy tín dân do thủy, bác bảo không phải của Nguyễn Trãi cũng là bác sai. Nguyên văn ở bài số 13 Quan hải, Nguyễn Trãi toàn tập, in lần thứ hai, NXB Khoa học Xã hội 1976, trang 280, nguyên văn như sau:
Phúc chu thủy tín dân do thủy
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Bản dịch của Nguyễn Trãi toàn tập :
Lật thuyền mới rõ dân như nước
Cậy hiểm khôn xoay mệnh ở trời.
Vậy, cả hai câu bác đều nhầm, do vậy, xin bác cắt bỏ. Bác tra lại hai tập thơ trên, vẫn nguyên như vậy. Nguồn gốc nhiều câu thơ của các cụ ta đều lấy ở sách Tàu cả mà. Còn thơ thì đúng là của các cụ, do các cụ viết.
Toàn là người làm sách có uy tín  và toàn là nhà xuất bản bự nhất nước cũng không bằng nó đã được chép thành văn tự rành rành từ hơn 2.000 năm trước trong kinh Phật, và TK thứ 7 trong thông sử nhà Đại Đường… Chẳng lẽ  Thích Ca Mầu Ni và  Lý Thế Dân lại tái sinh vào kiếp sau để “đạo” của Nguyễn Du, Nguyễn Trãi? Chẳng qua là các cụ nhà ta mượn ý hoặc trích dẫn nhưng không đặt trong ngoặc kép (hồi ấy làm gì có ngoặc kép) và quên chú thích mà nên nông nỗi ấy.
Từ trường văn hóa mạnh của các nước có  nền văn minh cao như Ấn Độ, Trung Quốc đều tỏa xuống  nước nhỏ. Các nho sĩ ta xưa đã hấp thu ngay lấy những tinh hoa để làm phong phú mình lên. Này nhé, xin lấy Truyện Kiều của Nguyễn Du thì thấy: Nguyễn Du đã dịch 30 câu thơ và 27 lần mượn ý, chữ trong thơ cổ Trung Quốc, 46 lần mượn chữ Kinh Thi, 50 lần mượn chữ, ý trong các kinh truyện khác, 69 lần mượn điển tích trong các sách Thần tiên truyện, Tình sử  vv…, 21 lần mượn chữ và điển tích trong các sách Phật, Lão.
Đại loại những câu tả tâm trạng của Kim Trọng khi trở lại vườn thúy: “Trước sau nào thấy bóng người – Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” (Truyện Kiều) là dịch quá siêu từ thơ Thôi Hộ tưởng niệm một người đẹp: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ – Đào hoa y cựu tiếu đông phong” (Mặt hoa không biết giờ đâu nhỉ – Cợt gió hoa đào vẫn thắm tươi – TDH dịch) [Đề Đô Thành Nam trang]
Trong lời dạy của Hồ Chủ tịch có khá nhiều câu gần như mượn lại từ Khổng Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, thơ cổ… dùng theo kiểu bình cũ rượu mới, mục đích là để vận động quần chúng cách mạng.
Nội hàm câu “Trung với Nước hiếu với Dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” biến tướng từ ngoại diên câu “Trung quân ái quốc”, “Trung với vua, hiếu với cha mẹ”.
Câu của Hồ Chủ tịch dùng rất nhiều lần vào năm 1945-46:
“Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ, đó mới là cha mẹ của dân” vốn lấy từ câu của Phạm Trọng Yêm đời Tống “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu. Hậu thiên hạ nhi lạc chi lạc”.
Câu của Hồ Chủ tịch “Nước lấy dân làm gốc” là xuất phát từ câu “Dân vi bang bản” hoặc “Quốc dĩ dân bản” của Khổng Tử, và câu  “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Lợi ích của dân là trên hết, thứ đến là lợi ích của quốc gia, còn lợi ích của vua là không đáng kể” của Mạnh Tử. Câu này Bác Hồ dịch ra tiếng Pháp đăng trên Tạp chí Cộng sản năm 1921 là: “L’in térêt du peuple avant tout, celui de la nation vient après, celui du roi n’est  rien”.
 Câu của Hồ Chủ  tịch “Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng” là lấy ý trong câu “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo chỉ sợ lòng dân không yên. Đã công bằng thì không nghèo, đã hòa mục thì không thiếu. Lòng dân đã yên thì không sợ nghiêng đổ” của Khổng Tử.
Câu của Hồ  Chủ  tịch “Không có việc gì khó – Chỉ sợ lòng không bền – đào núi và lấp biển – quyết chí  ắt  làm nên” là câu dịch từ một bài thơ Trạng nguyên của Trung Quốc.
Đạc sơn thông đại hải
Luyện thạch bổ thiên thanh
Thế thượng nan vô sự
Nhân tâm tự bất kiên 
(Đào sông thông biển lớn
Luyện đá vá trời xanh
Trên đời không gì khó
Chỉ sợ lòng không bền)
Cũng vậy, câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh “Hãy tự cứu mình trước lúc trời cứu” vốn là một câu tục ngữ Pháp. Câu nói nhà văn nhà báo nào cũng nhắc trong sự trầm trồ thán phục “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt vốn là câu nói của nhà văn Pháp gốc Do Thái Étmông Giabes. Câu của Bác “Vì lợi ích mười năm thì  phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” là câu của triết gia Liệt Tử, dịch nguyên văn “Vì hạnh phúc mười năm trồng cây, vì hạnh phúc trăm năm trồng người, vì hạnh phúc nghìn năm trồng đức”. Câu này được biến tướng qua nhiều người…
Hồ Chủ tịch không làm văn nên không thể  kết Cụ đạo văn. Người là nhà cách mạng. Muốn tuyên truyền để vận động, tập hợp quần chúng, người khôn khéo dùng hình thức bình cũ rượu mới để lọt tai mọi người.
Câu “Khách hàng là thượng đế” được rất nhiều người trong ngành thương nghiệp dùng nhưng họ chẳng cần biết tác giả là ai, chỉ cần hay hợp lý là được. Câu danh ngôn ấy là của Mitslanh – một nhà doanh nghiệp lớn, người Pháp về ngành săm lốp xe máy và ô tô. Nguyên văn đầy đủ là “Khách hàng là thượng đế vì họ là người chi tiền”.
Một người vì ba người. Ba người vì một người” là câu cửa miệng của ba chàng ngự lâm pháo thủ trong tiểu thuyết cùng tên của Đuyma cha. Câu ấy được lấy làm nguyên tắc hành động cho người dân theo chủ nghĩa cộng sản. Đuyma cha dùng thì thành công nhưng CNCS dùng thì thất bại ! Vì sao ?
Tôi đã bỏ ra cả đời người để làm một bộ sách danh ngôn lấy tên là LỜI VÀNG, đã xuất bản thành hai tập từ năm 1989-90 với 7.500 câu, được công chúng rất tán thưởng. Tại Thành phố Hồ Chí Minh có tuần chúng tôi đã bán được trên 3.000 cuốn tập 2. Cho đến nay bộ sưu tập đã lên đến 20.000 câu và nó vẫn được tôi cập nhật thường xuyên. Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến rất thích bộ sách này với tư cách là Chủ tịch Hội Minh triết Việt. Ông có mời tôi đọc tham luận “Tấm biển chỉ đường – minh triết cho tất cả mọi người” về bộ sách này. Giáo sư đã đến nhà tôi bàn cách xuất bản bộ sách dày đến 1.500 trang khổ lớn để hỗ trợ cho Hội, nhưng rất tiếc chưa kịp dùng thì người đã mất. Là kẻ làm sách danh ngôn nên tôi nắm rất vững lai lịch và sự chìm nổi số phận của nhiều câu danh ngôn nổi tiếng. Tôi có thể chỉ cho các bạn biết những câu mà các nhà văn nhà báo Việt Nam hiện nay hay “cầm nhầm”.
Chân lý thật – giả ở đây là do sự cầm nhầm cố ý hay vô thức?
  • Thái Doãn Hiếu

0 nhận xét :