I.
KHÁI LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT HỌC
1. Triết học, đối tượng nghiên cứu
của triết học
a. Khái niệm
triết học
- Triết học xuất hiện khoảng thế kỷ thứ VIII (TCN)ở thời kỳ cổ đại
với tính cách là một khoa học, một hình thái của ý thức xã hội.
- Ý thức: Hoạt động tinh thần của con người.
+ Ý thức cá nhân: đời sống tinh thần của cá nhân: Tình cảm, niềm
tin, ý chí, tri thức…
+ Ý thức xã hội: đời sống tinh thần của xã hội thông qua các học
thuyết xã hội (các hình thái của ý thức xã hội)….
Các hình thái ý thức xã hội – sắp xếp bởi sự tác động trực tiếp,
gián tiếp đời sống xã hội:
+ Ý thức Chính trị;
+ Ý thức Pháp quyền;
+ Ý thức Đạo đức;
+ Ý thức Triết học;
+ Ý thức Khoa học;
+ Ý thức Tôn giáo;
+ Ý thức Thẩm mỹ.
(1). Ý thức chính trị là
các học thuyết chính trị xã hội (Chính trị học).
- Chính trị học nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của chính
trị, phân tích các hệ thống chính trị và các ứng xử chính trị...
Các lĩnh vực của chính trị học bao gồm:
+ Lý thuyết chính trị và triết học chính trị;
+ Giáo dục công dân;
+ Quan hệ quốc tế;
+ Chính sách ngoại giao;
+ Luật quốc tế...
- Một số trường đại học nổi tiếng đào tạo các chính trị gia và tỷ
phú:
+ Đại học Harvard(Mỹ).
Được thành lập từ năm 1636, đến nay Harvard được ví như cái nôi sản
sinh ra các nhân tài cho thế giới.
Đã có 8 đời tổng thống Mỹ và 47 người đoạt các giải Nobel từng
theo học tại đây.
+ Đại học Oxford(Anh)
Đại học Oxford ở nước Anh được xây dựng từ thế kỷ 11, sau gần 1000
năm tồn tại nó được ghi nhận là một trong những ngôi trường đại học đầu tiên của
thế giới.
Bà Margaret Thatcher, cựu thủ tướng Tony Blair, Davis Camaron đều
từng là những cựu sinh viên của đại học Oxford. Ngoài ra hai nhà triết học vĩ đại
Thomas Hobbes và John Locke cũng đều đã từng theo học tại đây.
(2). Ý thức pháp quyền là các học thuyết pháp quyền (Luật học).
- Tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò của
pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân, về
tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội... việc thực
thi luật pháp của Nhà nước...
- Pháp luật(Luật) là ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện
thành luật lệ, do đó mỗi chế độ xã hội, mỗi nhà nước chỉ có một hệ thống pháp
luật nhất định.
(3). Ý thức đạo đức là các học thuyết đạo đức (Đạo đức học).
- Quan niệm của các cộng đồng người về các giá trị thiện, ác,
lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng... và về những quy tắc đánh giá,
điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân...
- Đạo đức là một trong những hình thái ý thức ra đời từ rất sớm
trong lịch sử, ngay từ xã hội nguyên thuỷ...
- Trong xã hội có giai cấp ý thức đạo đức mang tính giai cấp...
(4). Ý thức triết học(Các học thuyết triết học).
- Triết học với tính cách là một khoa học… xuất hiện học sớm nhất
trong lịch sử khoa học.
- Triết học ra đời khoảng thế kỷ VIII TCN trong các nền văn minh Cổ
Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc…
- Theo quan niệm Duy vật biện chứng: “Triết học là hệ thống tri thức
lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí và vai trò của con người
đối với thế giới”.
(5). Ý thức khoa học(Lịch sử các học thuyết khoa học).
- Ý thức khoa học là hệ thống tri thức phản ánh chân thực dưới
dạng lôgic trừu tượng (chân lý khoa học) về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực
tiễn.
- Tri thức khoa học thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội
khác, hình thành các khoa học tương ứng với từng hình thái ý thức xã hội...
- Đối tượng phản ánh của ý thức khoa học bao quát mọi lĩnh vực của
tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Khoa học tự nhiên - kỹ
thuật, nghiên cứu các quy luật của tự nhiên, các phương thức chinh phục và cải
tạo tự nhiên;
+ Khoa học xã hội nghiên cứu các quy luật vận động, phát triển của
xã hội và bản thân con người như là một thực thể xã hội dưới các phương diện
khác nhau...
+ Khoa học nghiên cứu những vấn đề chung, quy luật chung, đó là
triết học.
(6). Ý thức tôn giáo là lịch sử các học thuyết tôn giáo (Tôn giáo
học).
- Ý thức tôn giáo thực hiện chức năng chủ yếu về đời sống tâm linh
– chức năng đền bù – hư ảo về những hiện tượng thần bí... Chức năng đền bù - hư
ảo... đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người.
+ Nhu cầu tâm linh là nhu cầu tự thân của đời sống tâm linh hình
thành bởi sự bất lực của con người trước những sức mạnh thần bí của các hiện tượng
tự nhiên, xã hội và ý thức...
+ Nhu cầu tự thân của đời sống tâm linh xuất phát từ tình cảm và
niềm tin bởi tín ngưỡng tôn giáo...
+ Tín ngưỡng là một niềm tin để giải thích thế giới... hy
vọng mang lại sự bình yên cho con người...Nó
tính dân tộc, dân gian(văn hóa).
Tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo (tín ngưỡng tôn
giáo)... Tín ngưỡng mang tính cộng đồng...tính dân tộc có một số đặc điểm chung
như tập tục, nghi lễ tâm linh...
Ví dụ tín gưỡng dân gian trong văn hóa dân gian Việt Nam...
+ Tín ngưỡng phồn thực (Thờ sinh thực khí liên quan đến việc sinh
đẻ )...
+ Sùng bái tự nhiên (Thờ các vị thần tự nhiên – chủ nghĩa bái vật).
+ Thờ người (Hồn vía, Tổ tiên, Thờ Tổ nghề, Thành hoàng, Giỗ Tổ)...
+ Thờ Thần (Thổ Địa, Thần Tài, Táo Quân, Hà
Bá, Phúc Lộc Thọ)...
Chức năng đền bù hư ảo làm cho tôn giáo có một vị trí đặc biệt
trong xã hội xét về các phương diện như: Tình cảm, niềm tin, tín ngưỡng...tạo
thành bản sắc văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc...
Những mâu thuẫn của đời sống hiện thực và những bất lực thực tiễn
của con người... được giải quyết một cách hư ảo trong ý thức tôn giáo.
Tôn giáo luôn được các giai cấp thống trị bóc lột sử dụng như một
công cụ tinh thần, một phương tiện củng cố địa vị thống trị của họ...
- Một số các tôn giáo lớn trong lịch sử:
- Ki tô giáo
+ Xuất phát từ tiếng Latinh religio có nghĩa "tôn
trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh" hay "bổn phận, sự gắn kết
giữa con người với thần linh";
+ Biểu tượng: Thánh giá.
+ Đức tin: Tôn thờ Đức Chúa
ba ngôi;
+ Giáo lý: kinh thánh (cựu, tân ước, phúc âm);
+ Các hệ phái cơ bản: Thiên chúa(công giáo) – Tin lành, chính thống
giáo phương đông.
+ Tín đồ: 2,5 tỷ người;
- Hồi giáo
+ Nguyên nghĩa của « Hồi giáo » trong tiếng Ả Rập
là Islam và có nghĩa là "vâng mệnh, quy phục Thượng đế".
+ Biểu tượng: Trăng khuyết và ngôi sao.
+ Đức tin: Thánh Allah tối cao, Muhammad là vị Thiên sứ;
+ Giáo lý: Kinh coran(Qur'an);
+ Các hệ phái: sau khi Nhà tiên tri – Thiên sứ Mohammed, người
sáng lập ra Hồi giáo qua đời(632), cộng đồng người theo tôn giáo này bắt đầu
chia thành hai dòng Sunni và Shiite dựa theo cách họ chọn người lãnh đạo mới(Abu
Bakr và Ali).
+ Tín đồ: 1,57 tỷ người;
- Phật giáo
+ Tín ngưỡng và phương pháp tu luyện dựa trên lời dạy của Siddhārtha.
Phật-đà, "Người giác ngộ".
+ Đức tin: Thờ Phật tổ và các cao tăng được coi là hiện thân của
phật tổ(Như lai) với các chức danh như: Bồ tát, La hán...
+ Biểu tượng: Chữ Vạn. Bánh xe Pháp luân...
+ Giáo lý: Kinh Tam tạng và Tứ diệu đế;
+ Các bộ phái: Nam tông – Bắc tông;
+ Tín đồ: khoảng 350 triệu(chính thức) đến 1,6 tỷ người không
chính thức;
(7). Ý thức thẩm mỹ(Mỹ học, nghệ thuật học): Lịch sử các học thuyết
mỹ học và nghệ thuật...
Nghiên cứu các qui luật của
quan hệ thẩm mỹ.
- Chủ thể thẩm mỹ:
+ Chủ thể tiếp nhận
giá trị thẩm mỹ: là nhóm chủ thể hưởng thụ… các giá trị thẩm mỹ.
+ Chủ thể sáng tạo thẩm mỹ: là những chủ
thể tiếp nối quá trình tiếp nhận giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật để sáng tạo
thẩm mỹ, sáng tạo nghệ thuật.
+ Chủ thể thể biểu hiện giá
trị thẩm mỹ: là nhóm chủ thể thực hiện việc truyền đạt sản phẩm của chủ thể
sáng tạo tới chủ thể thưởng thức, tiếp nhận giá trị thẩm mỹ.
+ Chủ thể tổng hợp các giá trị thẩm mỹ: là
người thụ cảm, sáng tạo, người biểu hiện và phê bình thẩm mỹ và nghệ thuật.
+ Chủ thể phê bình thẩm mỹ: là nhóm chủ thể định hướng giá
trị trong hoạt động đánh giá thẩm mỹ, đánh giá nghệ thuật.
- Khách thể thẩm mỹ:
+ Cái đẹp;
+ Cái bi;
+ Cái hài.
- Nghệ thuật:
+ Nguồn gốc, bản chất, chức năng...
+ Các loại hình nghệ thuật.
b. Đối tượng của triết học
Đối tượng nghiên cứu của triết học cũng thay đổi và phát triển có
tính chất lịch sử.
- Thời cổ đại, khi xuất hiện phân chia lao động
trí óc và lao động chân tay, đối tượng nghiên cứu của triết học và khoa học cụ
thể về cơ bản thống nhất với nhau.
+ Triết học cổ đại Trung Hoa gắn liền với vấn đề chính trị, đạo đức
- xã hội;
+ Triết học cổ đại Ấn Độ gắn liền với những vấn đề tâm linh của
tôn giáo;
+ Triết học cổ đại Hy Lạp gắn liền với khoa học tự nhiên và gọi là
triết học tự nhiên. Đây là nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh quan niệm sau này: “Triết
học là khoa học của các khoa học”.
Quan niệm này kéo dài đến thời kỳ phục hưng và cận đại. Đặc biệt
còn được khôi phục bởi triết học Cổ Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Triết học cổ đại đã đặt nền tảng đối với lịch sử phát triển của
triết học cũng như các khoa học cụ thể ở các thời đại về sau.
-
Thời trung cổ, ở Tây Âu khi quyền lực của giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội dẫn đến triết học tự nhiên bị thay thế bởi triết học kinh viện;
Triết học kinh viện phụ
thuộc vào thần học, có nhiệm vụ lý giải và chứng minh Kinh thánh của Thiên chúa
giáo.
-
Sự phát triển của khoa học ở thế kỷ XV, XVI đã tạo ra cơ
sở vững chắc cho sự phục hưng triết học, khoa học thực nghiệm ra đời với tính
cách là những khoa học độc lập so với triết học.
Chủ nghĩa duy vật dựa trên
cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng và đã đạt tới
đỉnh cao ở thế kỷ XVII – XVIII;
- Cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX, sự
ra đời của triết học Cổ điển Đức có vai trò quan trọng cho sự ra đời và phát
triển của triết học hiện đại…
- Nửa đầu thế kỷ XIX, thế kỷ XX sự ra đời của
triết học Mác – Lênin và triết học tư sản hiện đại…
+ Triết học Mác- Lênin tiếp tục giải
quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và
nghiên cứu các qui luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Triết học phương Tây hiện đại muốn từ bỏ
quan niệm truyền thống về triết học, xác định đối tượng của triết học theo
khuynh hướng mở rộng đi vào những những vấn đề cụ thể của đời sống xã hội: triết
học nhân bản, duy lý và tôn giáo, v.v…
c. Vấn đề cơ
bản của triết học
Theo Ph.Ăngghen: Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề quan hệ
giữa vật chất và ý thức
Nội dung mối quan hệ giữa vật chất và ý thức xác định hai nguyên tắc
chung:
- Thứ nhất, xác định ngôi thứ, tính quyết định
hay phụ thuộc trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức để trả lời câu hỏi, giữa
vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định cái
nào?
Nguyên tắc này hình thành chức năng thế giới quan của triết học.
- Thứ hai, nghiên cứu khả năng nhận thức của
con người về hiện thực khách quan để trả lời câu hỏi, con người có hay không có
khả năng nhận thức được hiện thực hay không? Nguyên tắc này hình thành phương
pháp luận của triết học.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học:
- Vật chất và ý thức là hai phạm trù rộng lớn nhất của triết học
và đồng thời nó cũng là nội dung cơ bản được xác định trong đối tượng nghiên cứu
của triết học.
- Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là tiêu chuẩn
khách quan để phân biệt sự giống nhau, khác nhau giữa các trường phái triết học.
Ví dụ: Trường phái duy vật thừa nhận vật chất có trước, quyết định
ý thức, ý thức là cái có sau phụ thuộc vào vật chất. Đối lập với quan niệm này
triết học duy tâm.
- Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ sở lý luận
chung về thế giới quan và phương pháp luận của triết học…
d. Các trường
phái triết học
- Chủ nghĩa duy tâm
Chủ nghĩa duy tâm là trường phái nhất nguyên luận và có hai
hình thức: duy tâm chủ quan và duy tâm khách quan…
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan coi ý thức là
cái có sẵn trong bộ não con người, cái có trước quyết định thế giới vật chất…
Ví dụ: theo quan điểm của Béccơli: “Tồn tại - có nghĩa là được nhận thức” hoặc
quan điểm của Đềcáctơ: “Tôi tư duy vậy tôi tồn tại”.
+ Chủ nghĩa
duy tâm khách quan coi ý thức tồn tại khách quan, có trước, quyết định đối với hiện thực
và con người.
Ví dụ: “Ý thức khách quan” được Platôn là
“ý niệm”, Hêghen: “ý niệm tuyệt đối”... theo nghĩa đó, ý thức khách quan là một
thực thể thuần túy trừu tượng như linh hồn, hoặc các lực lượng siêu nhiên.
- Chủ nghĩa duy tâm coi ý thức là tính thứ
nhất, là cái có trước, cái quyết định vật chất còn vật chất là tính thứ hai,
cái có sau, cái phụ thuộc vào ý thức...
- Chủ nghiã duy vật
Chủ nghĩa duy vật là trường phái nhất
nguyên luận và có ba hình thức cơ bản:
+ Chủ nghĩa
duy vật cổ đại (chất phác). Quan niệm về thế giới là duy vật,
nhưng chưa có cơ sở khoa học, bởi nó mang
tính trực quan, cảm tính chủ yếu dựa vào tri thức kinh nghiệm...
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình từ thế kỷ XV - XVII...ảnh hưởng của phương pháp nhìn nhận thế giới
như một tổng thể các sự vật, hiện tượng tạo nên trong trạng thái biệt lâp, tĩnh
tại.
+ Chủ nghĩa duy vật Biện chứng – Triết học Mác – Lênin
Chủ nghĩa duy vật thừa nhận vật chất là cái có trước,
cái quyết định ý thức; ý thức là cái có sau, cái phụ thuộc vào vật chất và khẳng
định con người có khả năng nhận thức thế giới.
- Triết học nhị nguyên luận là trường phái triết học có tính chất dung hoà giữa duy vật
và duy tâm...
- Triết học bất khả tri luận là trường phái triết học nghiên cứu chủ yếu khả năng nhận
thức của con người đối với thế giới...
- Triết học tôn giáo là một trường phái đặc thù so với các trường phái triết
học khác. Nghiên cứu chủ yếu về tâm linh, đời sống tâm linh của con
người...
2. Tính qui luật về sự hình thành và phát triển của triết học
- Đặc điểm chung của sự hình thành lịch sử tư tưởng triết học
+ Lịch sử
hình thành và phát triển của triết học đều phụ thuộc vào lịch sử phát triển của
các phương thức sản xuất vật chất nhất định(điều
kiện kinh tế, chính trị - xã hội).
+ Sự phát triển
của khoa học ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung, hình thức và ý nghĩa của
các học thuyết triết học.
+ Lịch sử
hình thành và phát triển của triết học, về cơ bản đều thông cuộc đấu tranh giữa
triết học duy vật và duy tâm và tôn giáo...
+ Yếu tố kế
thừa là điều kiện tiền đề khách quan đối với sự hình thành và phát triển của
lịch sử tư tưởng triết học.
- Sự phân chia các thời kỳ của lịch sử triết học
+ Một mặt căn
cứ vào các phương thức sản xuất khác nhau; mặt khác còn được qui định bởi
các học thuyết triết học có tính thời đại;
+ Về cơ bản
đều thông qua cuộc đấu tranh giữa triết học duy vật và triết học duy tâm;
+ Có thể
khái quát lịch sử hình thành và phát triển của triết học bao gồm các thời kỳ:
1. Triết học cổ đại;
2. Triết học trung đại;
3. Triết học phục hưng và cận
đại;
4. Triết học cổ điển Đức;
5. Triết học Mác – Lênin;
6. Triết học phương Tây hiện đại.
II.
MỘT SỐ CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
1. Triết học
Phật giáo
a. Khái luận
chung
- Xuất hiện thế kỷ VI trước công nguyên ở Ấn Độ cổ đại(Nêpal ngày
nay) ;
- Người sáng lập là Didahata (Diđà: 563 - 483).
+ Là hoàng tử trong vương quốc Tịnh Phạn họ Thích, Ấn Độ cổ đại …Lập
gia đình năm 16 tuổi, đi tu năm 29 tuổi, đắc đạo năm 35 tuổi…
+ Pháp danh: “Phật - Buddha ”, – Giác ngộ; “Tất Đạt na”: Người thực
hiện mục đích, “Thích ca mâu ni”: Nhà thông thái, hiền triết, “Phật tổ”: Tôn
giáo phật giáo, v.v...
- Tác phẩm
kinh điển - Tam
tạng kinh:
+ Tạng Kinh được coi là các bài giảng của đức Phật được các đại đệ tử
cùng thời với đức Phật ghi chép lại…
+ Tạng Luật là lịch sử phát triển của Tăng già (các giáo đoàn phật
giáo) các giới luật (nguyên tắc) về tổ chức, hoạt động của phật giáo phải tuân
thủ…
* Ví dụ:
- Bồ tát:
Là những người đã tựu Phật quả, nhưng nguyện không nhập Niết bàn khi chúng
sinh chưa giác ngộ…
8 vị Bồ tát: Hư không tạng, Quan thế Âm, Địa tạng, Đại Thế Chí,
Di-lặc,Văn-thù-sư-lợi, Phổ Hiền, Kim Cương Thủ.
- La hán:
là người đã đạt Niết-bàn, đoạn diệt sinh tử...
- Tỳ kheo:
1) Năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại Đức.
2) Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo được 20 tuổi đạo, được gọi là Thượng
Tọa.
3) Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo được 40 tuổi đạo, được gọi là Hòa
Thượng
Còn đối với bên nữ (ni bộ):
4) Năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là
Sư cô ...
5) Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 20 tuổi đạo, được gọi là Ni
sư.
6) Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Sư
bà ...
+ Tạng Luận gồm những bài
bình chú, luận giải về Tạng Kinh, Luật của các học giả cao tăng về sau (sau khi
Di đà nhập tịch) …cũng là một trong nguyên nhân làm phân hóa Phật giáo: Đại thừa
và Tiểu thừa;
- Các tông phái:
(1). Đại thừa(Bắc Tông): còn gọi là Đại Thặng tức là «bánh xe lớn»...
+ Xuất hiện thế kỉ I(TCN)có tính đa dạng của giáo pháp để mở đường
cho chúng sinh có thể giác ngộ, giải thoát. Chính sự ra đời của tông phái này
làm xuất hiện khái niệm: Tiểu thừa(Nam Tông)…
+ Biểu tượng tiêu biểu của Đại thừa là Bồ Tát – Quan Âm Bồ Tát (hiện
thân của Đức Phật) cứu độ chúng sinh giác ngộ và giải thoát.
+ Biểu tượng Bồ tát – Quan âm Bồ tát là biểu tượng phổ quát Đức
Didà luôn hiện hữu trong cuộc sống của chúng sinh – Như Lai – trở lại – hiện hữu
trong cuộc sống thường nhật của chúng sinh… Phật tổ như lai.
(2). Tiểu thừa (Nam tông) – Được coi là Phật giáo nguyên thủy. Tượng
trưng là “cỗ xe nhỏ”.
Về cơ bản Đại thừa và Tiểu thừa đều thống nhất về tư tưởng khi bàn
về Đức Phật, về Tạng Kinh, về Tứ diệu đế… tuy nhiên có sự khác nhau về Tạng luật
và Luận…
- Biểu tượng
của Phật giáo:
Chữ Vạn
Xuất phát từ quan niệm cổ xưa về nguồn gốc sự vận động của vạn vật
và vũ trụ (chu kỳ - vòng xoay)…
Vũ trụ: Nguyên lý xuất phát hình thành Chữ vạn
Hình 1: cấu tạo theo đường xoáy ốc – quay theo chiều kim đồng hồ (Thuận);
Hình 2: quay ngược kim đồng hồ (Trái).
Chữ Vạn trong Phật giáo biểu tượng của sự
hài hòa, sự hòa hợp, và cân bằng âm dương của vũ trụ.
1. Theo chiều trái thể hiện tình thương và
lòng từ bi cứu khổ, lòng nhân từ, khoan dung…
2. Theo chiều thuận thể hiện cho sức mạnh,
trí tuệ và trí thông minh, sự bền vững, trường tồn, bất diệt.
Chữ vạn bị lạm dụng
trong quốc kỳ của Đức Quốc xã: Còn gọi là chữ thập ngoặc:
1. Màu trắng thể hiện chủ nghĩa dân tộc Đức =
thuần khiết tộc người Aryan;
2. Màu đen của chữ vạn tượng trưng ý nghĩa xã hội tượng
trưng cho chiến thắng của tộc người Aryan;
3. Màu đỏ tượng trưng cho ý chí “cách mạng” làm đảo
lộn thế giới của Đức quốc xã.
b. Một số khái niệm cơ bản
[1].Vô minh:
- Chỉ sự u mê, không sáng suốt, lầm tưởng, ảo tưởng nói chung của
con người...
+ Chưa nhận thức được…
+ Không nhận thức được…
- Vô minh có 2 ý nghĩa: Che đậy thế giới đích thật và xây dựng cái
ảo ảnh, cái giả…
+ Không nhận thức được bản chất, chỉ nhận thức được hiện tượng của
sự vật…
+ Không nhận thức được mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện
tượng của sự vật…
[2]. Vô thường: nghĩa là "không chắc chắn", "thay đổi",
"không trường tồn".
Vô thường là đặc tính chung của mọi sự sinh ra có điều kiện, tức
là “thành, trụ, hoại không” (sinh, trụ, di, diệt) là không có một cái gì trường
tồn, bất biến, mà nó luôn biến đổi, chuyển hóa…
[3]. Vô ngã: dùng chỉ sự vật vừa là nó và không phải là nó… (vừa
có vừa không = dòng chảy trong hư vô = chân không). Cái bản ngã, cái
"tôi" cũng chỉ là một tập hợp của Ngũ uẩn:
+ Sắc (chỉ sự tồn tại của thân xác…);
+ Thụ (cảm giác về sự vật = 6 giác quan);
+ Tưởng (tri giác về sự vật);
+ Hành (hoạt động tâm lý – tình cảm…);
+ Thức (lý trí – tri thức…).
5 yếu tố này luôn luôn thay đổi, chuyển hóa. Vì vậy, “cái tôi -
Atman" chỉ là một sự giả hợp, gắn liền với cái khổ.
[4]. Nhân duyên (nhân quả) là một trong những giáo lí quan trọng
nhất của Phật giáo, chỉ rõ là mọi hiện
tượng tâm lí, sinh tử… đều nằm trong một mối liên hệ với nhau(12 nhân duyên –
nguyên nhân của nỗi khổ)...
Các yếu tố này làm loài hữu sinh, nhất là con người cứ mãi vướng mắc
trong luân hồi – sinh lão bệnh tử…
[5]. Luân hồi: Nguyên nghĩa Phạn ngữ là “lang thang, trôi nổi”,
vòng sinh tử, hoặc giản đơn là Sinh tử…
Thuật ngữ này chỉ những đời sống tiếp nối nhau, trạng thái bị luân
chuyển của một loài hữu sinh khi chưa đạt giải thoát, chứng ngộ Niết-bàn.
Nguyên nhân trói buộc trong luân hồi là tham, sân, si.
Muốn thoát khỏi luân hồi thì cần phải dứt được nghiệp chướng do dục
giới mang lại;
Muốn thoát khỏi tham, sân, si theo Phật, chỉ có con đường Bát
chính đạo (8 con đường để giải thoát) mới dẫn con người đến cõi niết bàn.
[6]. Niết-bàn: với nghĩa "thổi tắt", "dập tắt"
(một ngọn lửa phiền não đã được dập tắt) và như thế mang nghĩa đã bị dập tắt,
thổi tắt.
Thuật ngữ này hiểu theo nhiều nghĩa: Diệt, Diệt tận, Diệt độ, Tịch
diệt, Bất sinh, Viên tịch, Giải thoát, Vô vi, An lạc…
c. Tư tưởng bản
thể luận (Thế giới quan):
- Phật giáo theo thuyết nhị nguyên cho rằng thế giới và con người
vừa tồn tại và không tồn tại. Đó là tư tưởng “vô ngã” và “hữu ngã” và “chân
không”…
d. Tư tưởng
nhân sinh quan(Tứ diệu đế):
- Khổ đế - "Bát khổ":
(1)
Sinh(thành): Là một quá trình tự thân của “kiếp” người, con người sinh ra phải
chấp nhận nỗi khổ chung của con người, họ chỉ khác nhau về tính cụ thể của cái
“khổ”…
(2) Lão(trụ):
Khuynh hướng chung quá trình lập thân của con người là theo đuổi ảo ảnh của
Tham, Sân, Si, là bất cập xét về các phương diện…
(3) Bệnh(hoại): Bệnh về Tâm,
về thể xác.
Trong đó có 3 yếu tố:
+ Tâm (ý nghiệp);
+ Khẩu nghiệp (lời nói);
+ Thân nghiệp (hành vi)…
(4) Tử (không): Theo nghĩa hẹp
là chết, là hết… theo nghĩa rộng là bắt đầu của vòng luân hồi bất tận.
Có nghĩa là không chấm dứt, mà lại bắt đầu của nhân duyên…
(5) Thụ biệt ly: Theo nghĩa rộng
là chia cắt, xa cách tình thân của con người. Theo nghĩa hẹp là yêu thương nhau
phải xa nhau…
(6): Oán tăng hội: Theo nghĩa rộng,
cái mình muốn thì không đến, cái mình không muốn nó lại đến.
Theo nghĩa hẹp, khi ghét nhau phải hội tụ (sống)với nhau.
Từ đó khẳng định muốn hay không con người phải chấp nhận mâu thuẫn
của cuộc sống và quan trọng hơn là tìm cách giải quyết nó...
(7) Sở cầu bất đắc: Muốn mà không
được. Con người có nhiều tham vọng và có thể nói tham vọng đến tận cùng… mặc dầu
sự thành đạt thì ít, mất mát thì nhiều… sự bất cập trong cuộc sống…
(8) Thủ ngũ uẩn: Khổ vì thân xác (nhu cầu).
Đó là cảm xúc tâm lý của nỗi khổ do cảm giác của mỗi con người khi
tiếp nhận sự tác động của đời sống hiện thực:
+ Khổ vì con mắt (thị giác) đề nhìn đời, để yêu ghét, thưởng ngoạn…
+ Khổ vì lỗ tai (thính giác) để nghe hơi thở của cuộc đời… sợ những
lời nói thật, thích tâng bốc, vuốt ve, nịnh bợ và loạn ngôn…
+ Khổ vì sự nếm trải (vị giác) mật ngọt, đắng cay của cuộc đời, miếng
ăn sinh tồn, nụ hôn thật giả của ái tình và dục vọng…
+ Khổ vì đôi bàn tay, của da thịt… (xúc giác) nhiều khi gần mà xa,
xa mà gần – tưởng tượng hình mẫu cảm quan của thân xác…
+ Khổ vì hương vị của muôn loài …(Khứu giác) – tính chất của hương
vị…
- Nhân đế còn gọi là tập đế, vì cho rằng mọi cái khổ đều có nguyên
nhân. Đó là 12 nhân duyên, còn gọi là "Thập nhị nhân duyên":
[1]. Duyên Vô Minh – nguyên nhân
của mọi nguyên nhân…
[2]. Duyên hành - hành động tạo
nghiệp. Hành động này có thể tốt, xấu hay trung tính. Hành có thể ở trong ba dạng:
Ý nghiệp, khẩu nghiệp và thân nghiệp…
[3]. Duyên thức là tâm thức từ
chỗ trong sáng cân bằng trở nên ô nhiễm, mất cân bằng. Cái tâm thức đó tùy theo
nghiệp lực mà tìm đến các nhân duyên khác để hiện hình, thành ra một đời khác.
[4]. Duyên danh - sắc là sự hội tụ
của các yếu tố vật chất và tinh thần.
[5]. Duyên lục nhập là quá trình
tiếp xúc của thế giới xung quanh với lục trần:
+ Sắc là màu sắc, hình dáng.
+ Thanh là âm thanh phát ra.
+ Hương là mùi vị.
+ Vị là chất vị do lưỡi nếm được.
+ Xúc là cảm giác như cứng, mềm, nóng, lạnh.
+ Pháp là sự kết hợp của những hình ảnh, màu sắc, hương vị về hiện
thực.
[6]. Duyên xúc là sự tiếp
xúc giữa lục căn, lục trần hay là giữa các giác quan với thế giới bên ngoài (lục
căn):
+ Thị giác;
+ Thính giác;
+ Vị giác;
+ Khứu giác;
+ Xúc giác;
+ Giác quan thứ 6.
[7]. Duyên thụ là cảm giác
do tiếp xúc mà nảy sinh ra yêu ghét buồn vui.
[8]. Duyên ái là yêu thích, ở đây chỉ sự nảy
sinh dục vọng.
[9]. Duyên thủ muốn giữ lấy, chiếm lấy.
[10]. Duyên hữu là xác định
chủ thể chiếm hữu (cái ta) thì phải tồn tại (hữu) tức là đã có hành động tạo
nghiệp.
[11]. Duyên sinh: đã có tạo
nghiệp tức là có nghiệp nhân ắt có nghiệp quả, tức là phải sinh ra ta.
[12]. Duyên lão - tử: có sinh tất
có già và chết đi.
Sinh- lão – tử là kết quả cuối cùng của một quá trình, nhưng đồng
thời cũng là nguyên nhân của một kiếp trong vòng luân hồi mới.
- Diệt đế là
khẳng định cái khổ có thể tiêu diệt được, có thể chấm dứt được luân hồi.
- Đạo đế (Bát chính đạo):
1. Chính kiến: Hiểu biết đúng đắn nhất là Tứ diệu
đế.
2. Chính tư duy: Suy nghĩ
đúng đắn.
3. Chính ngữ: Giữ lời nói chân chính.
4. Chính nghiệp: nghiệp có tà
nghiệp và chính nghiệp. Tà nghiệp: phải giữ giới. Chính nghiệp: Ý nghiệp -
Khẩu nghiệp -Thân nghiệp
5. Chính mệnh: Phải tiết chế dục vọng và giữ giới
(giữ các điều răn):
+ Cấm sát sinh;
+ Cấm đạo tặc: Trộm cướp;
+ Cấm vọng ngữ: Nói dối, vu khống, nói điều ác, nói tục;
+ Cấm tà dâm: (Thị dâm, quấy nhiễu tình dục), hành vi (lạm dụng
tình dục)…);
+ Cấm tửu: say sỉn, lạm dụng rượu…
6. Chính tinh tiến: Phải hăng
hái, tích cực trong mọi việc trên cơ sở sự hướng thiện, làm việc thiện và nhất
là việc tìm kiếm và truyền bá tư tưởng của Phật giáo cho mọi người.
7. Chính niệm: Phải luôn tâm niệm tin tưởng vào
sự siêu thoát, phải thường xuyên nhớ phật =
niệm phật.
8. Chính định: Phải tĩnh lặng, tập trung tư tưởng
mà suy nghĩ về tứ diệu đế, về vô ngã, vô thường, khổ… để siêu thoát…
14 ĐIỀU RĂN CỦA
PHẬT
1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình/mâu thuẫn nội tại…
2. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá/bất luận đều thể hiện
ra…
3. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại/ kiêu căng, khoa
trương/tự mãn…
4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị /đối kỵ, hiềm khích…
5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình/ nhân cách…
6. Tội lỗi lớn
nhất của đời người là bất hiếu/ …
7. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti/ yếu hèn, mặc cảm…
8. Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã/
sức mạnh của ý chí…
9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng/mất miền tin…
10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe và trí tuệ/ hai yếu
tố tạo thành sức mạnh của con người…
11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm/ do cảm thụ phụ thuộc
vào lợi ích…
12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung/ vị tha/ nâng đỡ…
13. Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết/ do điều
kiện khách quan trong cuộc sống của mỗi người – học vấn…
14. An ủi lớn nhất của đời người là bố thí / công đức, làm việc thiện…
chia sẻ, đồng cảm…
e. Phật giáo
Việt Nam
- Phật giáo truyền vào Việt Nam từ những thế
kỷ đầu công nguyên và là cả một quá trình lâu dài về mặt lịch sử…
- Thời kỳ hưng thịnh nhất của phật giáo Việt Nam là
thời kỳ nhà Trần – Phật giáo Thiền Tông – một phái Đại Thừa (Trúc Lâm).
- Vị trí của phật giáo trong văn hoá tinh thần truyền thống Việt
Nam. Chủ nghĩa yêu nước Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết,
tương thân, tương ái – Tính lạc quan yêu đời - Tính cần cù dũng cảm…
+ Nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện.
+ Tinh thần bình đẳng, tinh thân dân chủ chất phác chống lại mọi
phân biệt đẳng cấp.
+ Phật giáo Thiền tông đề ra luật”chấp tác”:đề cao lao động, chống
lười biếng.
Kết hợp với chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống
ngoại xâm… chủ trương không xa dời nhân dân, đất nước, tham gia vào cộng đồng,
vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân tộc…
2. Nho giáo
a. Những vấn đề chung
- Thuật ngữ (儒教 - Nho
giáo), bắt nguồn từ chữ "nho". Theo Hán tự, "nho" là chữ
"nhân" đứng cạnh chữ "nhu" mà thành.
+ Chữ Nhân là người,
nhu là cần dùng, tức là một hạng (lớp) người bao giờ cũng cần dùng đến, để giúp
cho nhân – quần – xã hội biết đường ăn, ở và hành động cho hợp lẽ trời (đạo trời).
+ Chữ nhu, nghĩa
là chờ đợi, đó là những người tài giỏi, đợi người ta cần đến, dùng đến đem tài
trí của mình mà giúp đời. Nho gia còn được gọi là Nhà nho.
- Người sáng lập: Khổng Tử (551 – 497
TCN – Nước Lỗ thời cổ đại). Giữ chức Tư khấu trong triều đình nhà Lỗ, sau từ
quan chu du thiên hạ và cuối đời ông mở trường dạy học…
Tương truyền, môn đệ (học trò) có khoảng
5 ngàn người… trường “đại học” đầu tiên của Trung Hoa…
Tư tưởng của ông về sau được phát triển
bởi Tuân Tử và Mạnh Tử.
Khổng tử còn có những pháp danh:
+ Khổng Phu Tử;
+ Khổng Khâu;
+ Thánh nhân…
- Tư tưởng cơ bản của triết học nho gia
được xác định với 3 chủ đích:
(1). Nghiên cứu chữ DỊCH, sự biến hoá của
vũ trụ, quan hệ đến vận mệnh của con người;
(2). Nghiên cứu những mối luân thường đạo
lý của xã hội;
(3). Nghiên cứu các lễ nghi tôn giáo
trong việc tế tự trời – đất; quỷ – thần; tổ tiên;
- Cơ sở lý luận, xuất phát từ
KINH DỊCH, đó là sự hoà hợp: THIÊN – ĐỊA – NHÂN (thiên thời - địa lợi – nhân
hoà).
Chữ Thiên: Thiên mệnh, Thiên lý được
coi là nguyên lý tối cao, ngôi vị tối cao được giải thích với 5 nghĩa:
+ Thiên là trời đối lại với địa là đất
(Thiên địa vạn vật – âm dương, ngũ hành);
+ Ngôi vị tối cao, sáng tạo và cai quản
mọi vật (Hoàng thiên thượng đế).
+ Nguyên lý tối cao, lý giải mọi vật, mọi
việc (Thiên mệnh chi vị tính = ý trời, mệnh trời)…
+ Định mệnh chi phối con người(Hành sự
tại nhân - Thành bại tại thiên)…
+ Thiên nhiên, giới tự nhiên, lẽ tự
nhiên, bản tính tự nhiên(xét về mặt “thể”, tự nhiên của con người)…
- Tác phẩm kinh điển(2 bộ – Tứ Thư
và Ngũ kinh)
(1). Bộ Tứ Thư (đưa đến, gởi lại, luận
bàn):
+ Đại học: Thuật
tu thân – xử thế sao cho nhân đạo(đạo người) phù hợp với thiên đạo(đạo trời).
Đó là tư tưởng tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ.
+ Trung dung: Triết
lý hành động đề cao trung dung và biết chờ thời (Thời thế).
+ Luận ngữ: Lời giảng
của Khổng Tử, trong quá trình truyền bá Nho giáo.
+ Mạnh Tử: Lời chú giải của Mạnh Tử làm sáng tỏ học thuyết của
Khổng Tử.
(2). Bộ Ngũ kinh(Nguồn gốc - cơ sở lý
luận).
+ Kinh Thi: Sưu tầm
những bài ca dao, phong dao từ thời thượng cổ đến thế kỷ VIII, TCN;
+ Kinh Thư: Ghi
chép những lời dạy, các thệ, mệnh của các lãnh chúa, hiền thân từ thượng cổ đến
thế kỷ ( Vua Thuấn – Thiên niên kỷ thứ 3 TCN đặt ra những thệ, mệnh (quan chế)
trong hệ thống chính trị thời thượng cổ)…
+ Kinh Dịch: lý giải
về sự biến hoá của trời đất, vạn vật xét và số mệnh của con người(Phục Hy được
coi là người khai sinh ra Kinh dịch);
+ Kinh Lễ: Ghi
chép lễ nghi, biểu lộ tình cảm tốt, tiết chế dục tình, nuôi dưỡng tình cảm
thiêng liêng, phân chia trật tự, thang bậc xã hội.
+ Kinh Xuân Thu: Do chính Khổng Tử biên soạn. Đó là bộ sử thời Đông Chu (VIII, TCN)- khi
ông từ quan đi chu du thiên hạ trong thời xuân thu chiến quốc...
b. Những tư tưởng triết học cơ bản
- Thuyết về “Nhân”
Nhân là nguyên lý đạo đức cơ bản qui định bản tính con người thể hiện việc
quan hệ giữa người và người. Chữ nhân bao gồm 2 mặt Thể và Dụng:
+ Thứ nhất, về mặt
thể, nhân là nhân tính, - bản tính tự nhiên (Tính người);
+ Thứ hai, về mặt
dụng, nhân là lòng thương người, sửa mình theo lễ và hành động theo qui
phạm xã hội (pháp quyền – đạo đức – tôn giáo).
Học thuyết nhân thể hiện ở tư tưởng ngũ
luân và ngũ thường (luân thường đạo lý):
(1). Ngũ luân: 5 mối quan hệ xã hội,
theo lẽ tự nhiên, tất yếu mang tính qui luật.
+ Vua – tôi: Hệ giá trị: Trung, xét
theo bổn phận, trách nhiệm tương ứng như Vua lấy lễ mà sai khiến bề tôi;
tôi lấy trung mà thờ vua;
+ Cha – con: Hệ giá trị: Hiếu,
xét theo bổn phận, trách nhiệm giường cột trong gia đình như: Cha phải nhân
từ, con phải hiếu thảo;
+ Chồng – vợ. Hệ gía trị: Nghĩa,
xét theo bổn phận trách nhiệm tương ứng như: Của chồng, công vợ, tình chồng
nghĩa vợ;
+ Anh – em. Hệ giá trị: Nghĩa,
xét theo bổn phận, trách nhiệm như: Em kính nhường anh, anh biết thương
yêu, đùm bọc lấy em;
+ Thầy trò, bạn – bè; đồng nghiệp; đồng
môn... Hệ giá trị: Nghĩa, xét theo bổn phận, trách nhiệm như: phải biết
giúp đỡ lẫn nhau (tôn trọng lẫn nhau);
Trong ngũ luân có 3 mối quan hệ giường
cột được gọi là Tam cương:
+ Vua tôi: Trung;
+ Cha – con: Hiếu;
+ Chồng vợ: Nghĩa.
(2). Ngũ thường: 5 nhân tính
(tính nhân) cần phải xây dựng: Nhân –
lễ – nghĩa – trí – tín.
Được coi là 5 con đường (5 nhân tính của
đạo lý) đưa tới sự phồn thịnh và trật tự xã hội.
+ Nhân là tình thương yêu người, giúp
người, xét về mặt thể và mặt dụng của con người trong ngũ luân.
+ Lễ là phải thực hiện đúng các qui phạm
xã hội về đạo đức, pháp quyền và tôn giáo…
+ Nghĩa là lòng biết ơn, không biết ơn
thì không biết đạo làm người, hơn thế phải lấy đức bao dung lấy lòng ngay thẳng
báo với oán thù.
Ngạn ngữ:
“Khi thấy lợi phải nghĩ đến điều nghĩa”.
“Giàu vì bạn sang vì vợ”
+ Trí là nhận biết ý nghĩa tam cương,
ngũ thường, biết phải nói, phải làm trong đời sống đạo đức – xã hội;
+ Tín là giữ lời nói, trung tín, trung thành;
Học thuyết nhân của nho giáo hướng đến
việc xây dựng mẫu người quân tử(đối lập tiểu nhân):
- Quân tử:
+ Minh quân – Hôn quân (tiểu nhân)…
+ Hiếu thảo – Nghịch tử(tiểu nhân)…
+ Tình nghĩa – Bất nghĩa (tiểu nhân)…
Theo khổng giáo người quân tử có 9 tiêu chuẩn:
1. Khi nhìn phải nhìn cho minh bạch:
- Không chỉ thấy mà còn phải hiểu;
- Không chỉ ngắm nhìn (cảm thụ) mà còn
biết khám phá;
- Không chỉ biết chinh phục mà còn phải
biết sáng tạo;
- Không chỉ tiếp thu mà còn phản đối;
- Không chỉ biết lựa chọn, mà còn biết
vâng lời;
2. Khi nghe phải
nghe cho rõ ràng;
3. Sắc mặt phải luôn ôn hoà;
4. Tướng mạo phải trang nghiêm;
5. Nói năng phải
trung thực;
6. Làm việc phải trọng sự kính nể;
7. Điều gì nghi ngờ phải hỏi cho rõ;
8. Khi tức giận phải nghĩ đến hậu quả;
9. Khi thấy lợi phải nghĩ đến điều
nghĩa.
- Thuyết về “Lễ”
"Lễ" đóng vai trò quan trọng
nhất trong đời sống đạo đức, chính trị xã hội.
Lễ vừa là tế lễ, vừa là thể chế chính trị vừa
là qui phạm đạo đức (Thuật đối nhân xử thế - Hệ thống qui phạm xã hội). Lễ có 4
chủ đích:
(1). Lễ hàm dưỡng tính tình
+ Gây dựng tình cảm tốt là gây dựng cái
gốc của đạo nhân.
+ Lễ nuôi dưỡng đạo đức hướng mọi hành
vi của con người theo đạo đức - tập quán – lễ nghi..
(2). Lễ giữ tình cảm cho thích hợp với đạo trung
+ Nguyên Khổng giáo cho rằng tình cảm
theo thói quen tâm lý thường tự do, bộc phát làm hành vi của con người sai lệch,
thái hoá, bất cập.
+ Dùng lễ để điều tiết hành vi của con
người phù hợp với đạo trung – Đạo làm người;
(3). Lễ định lẽ phải trái, tình thân – sơ và trật tự trên dưới cho
phân minh.
+ Nguyên Khổng giáo dùng lễ về phuơng diện
phân tôn ti trật tự, tức phép tắc để tổ chức luân lý ở trong gia đình, xã hội.
(4). Lễ dùng để tiết chế cái thường tình của con người.
+ Cái thường tình là những bấp cập trong hành vi của con người có thể xảy ra trong cuộc sống
thường nhật trong mọi quan hệ xã hội... Theo nghĩa rộng đó là cái vô thường(Phật
giáo)...
+ Lễ đặt ra nguyên tắc (qui phạm) để
giữ cho con người biết điều phải trái tránh điều sai quấy.
+ Lễ còn thể hiện tri thức của con người trong luật đối nhân xử
thế (nhân bất học bất tri lý).
- Thuyết chính danh
Khổng tử cho rằng thiên hạ bị rối loạn
vì vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha không ra cha, con không ra con, v.v…
Từ đó ông đưa ra học thuyết “Chính
danh định phận” làm căn bản phuơng diện phân tôn ti trật tự, tức phép tắc để
tổ chức luân lý ở trong gia đình, xã hội.
Cơ sở lý luận của học thuyết chính danh
xuất phát nguyên lý của kinh dịch, bao gồm:
DỊCH – TƯỢNG – TỪ
+ Dịch là sự biến dịch trong vũ trụ,
tương ứng với sự biến dịch trong mọi quan hệ xã hội của con người (Ngũ luân,
ngũ thường) dưới các hình thức khác nhau.
+ Tượng là tính khuôn mẫu, là
nguồn gốc, bản chất của mọi vật. Đối với con người là giá trị xã hội, là định
chế của các mối quan hệ trong ngũ luân, ngũ thường.
+ Từ là ý niệm (khái niệm) chỉ thể hiện
bằng một từ , một tên gọi, dùng để chỉ bản tính của sự vật, nhất là con người
dưới các hình thức khác nhau...
- Chính danh
+ Danh (tên gọi, chức vụ, địa vị, thứ bậc…
+ Phận (phận sự, nghĩa vụ, quyền lợi) phải
phù hợp với nhau.
+
Loạn Danh là Danh và Phận không phù hợp với nhau. Danh và phận của
một người trước hết do những mối quan hệ xã hội qui định (ngũ luân và ngũ thường).
+ Để Chính Danh, nho giáo không
dùng pháp trị mà dùng đức trị, là dùng luân lý, đạo đức điều hành xã hội…
Ý nghĩa sâu xa của chính danh thể hiện ở
mặt dụng với ba khía cạnh:
+ Thứ nhất, là phân
biệt cho đúng tên gọi…trong ngũ luân, ngũ thường...
+ Thứ hai, phân biệt
cho đúng danh phận, ngôi vị…trong ngũ luân, ngũ thường…
+ Thứ ba, danh
mang tính phê phán khẳng định chân lý, phân biệt đúng sai, tốt, xấu…trong
ngũ luân, ngũ thường…
c. Nho giáo Việt Nam
- Nguồn gốc lịch sử;
- Sự ảnh hưởng Nho giáo trong văn hóa
truyền thống Việt Nam:
+ Hệ tư tưởng thống trị;
+ Chủ nghĩa yêu nước truyền thống;
+ Phong tục tập quán truyền thống;
- Tính đặc thù của nho giáo Việt Nam là
vấn đề giải quyết lợi ích của các triều đại và lợi ích của dân tộc;
- Mặt hạn chế của nho giáo Việt Nam;
3. Đạo giáo
Sự hình thành và phát triển Đạo gíao gắn
liền với học thuyết của Lão Trang:
+ Lão Tử (570 – 490 TCN);
+ TrangTử (365 – 290 TCN);
Chủ yếu là học thuyết Lão Tử.
a. Lão Tử con người và tác phẩm
- Lão Tử người nước Sở (nay thuộc tỉnh Hà Nam). Ông tên là
Lý Đan, từng làm quan giữ kho.
- Tác phẩm của Lão Tử rất ít, chưa đầy
5 nghìn chữ, người sau gọi là Ngũ Thiên tự cũng có tên gọi là Đạo đức kinh.
Đạo đức kinh là tác phẩm trình bày ngắn
gọn, cô đọng, hàm súc bằng nhiều biểu tượng, hình ảnh, châm ngôn, ẩn dụ về
Đạo và Đạo làm người…
b. Những tư tưởng cơ bản của triết học Đạo giáo
- Tư tưởng về Đạo
+ “Đạo”là cách gọi mang tính huyền bí,
với nhiều ý nghĩa và tính chất khác nhau: “Thiên đạo", “Nhân đạo”(đạo
trời – đạo người)…
+ Theo nghĩa tổng quát Đạo là “Đạo pháp
tự nhiên”. Qui luật tự nhiên ứng với bản tính tự nhiên của con người...
+ “Đạo” là qui luật về sự sinh
thành, biến hóa của mọi vật trong vũ trụ, con người và xã hội.
- Tư tưởng: “Vô vi”
+ Vô vi có nghĩa là không nên can thiệp đến việc
đời nếu nó ảnh hưởng đến lợi ích của mình...
+ Vi – vô vi có
nghĩa là nếu có làm thì “làm cái không làm(ẩn giấu = nặc danh, vô danh), một
cách tinh tế, khéo léo...
+ Tồn sinh” bảo tồn
tính mạng là phương thức sống cao nhất. Rằng “ngươi không phạm đến ta, ta không
phạm đến ngươi”.
+ Vô vi mà thái bình”, “Giả vờ ngu dốt để hưởng thái bình”...
+ Vô vi, còn thể
hiện ở Thuật “An bang tế thế”, khác với tư tưởng nhập thế của Nho
giáo. Đó cũng là tư tưởng “an nhàn, hưởng phúc, hòa mình với tự nhiên, không
cạnh tranh, không bạo động, không đi trước người khác”…
Sự khác nhau căn bản về chữ Đạo của Nho
giáo, Phật giáo và Đạo giáo:
-
Đạo Nho là con đường danh vọng;
-
Đạo Phật làm chỗ dựa tinh thần;
-
Đạo gia là niềm an ủi, tự tại khi thất thế trên đường danh lợi, hoặc
không tin vào siêu thoát tâm linh…
4. Pháp gia giáo
a. Hàn Phi và tác phẩm:
- Hàn Phi Tử (khoảng
280 – 233 TCN), xuất thân trong một gia đình khá giả ở nước Hàn, cùng với Lý
Tư theo học Tuân Huống là người có tư tưởng duy vật tiêu biểu thời Xuân thu
– Chiến Quốc.
- Tác phẩm: “Hàn Phi Tử” đã tập hợp tư tưởng các nhà Pháp gia thời tiền Tần, được coi là bộ sách
kinh điển về chính trị xã hội học sớm nhất trong lịch sử văn hóa Trung
Quốc…
b. Những tư tưởng cơ bản:
Pháp gia đề xuất một hệ thống chính trị
lấy Pháp – Thuật – Thế làm nội dung cơ bản.
- Pháp chỉ pháp lệnh thành văn của quốc gia
= luật (Pháp quyền);
+ Nguyên tắc cao nhất của luật là cưỡng
chế;
+ Mọi người bình đẳng trước pháp
luật.
- Thuật (thủ đoạn chính trị)
+
Là phương pháp điều hành, là quyền mưu của người cầm quyền…dựa vào Pháp
(luật)…
+ Dựa vào Pháp (pháp luật) để có thể ngụy
tạo tội danh của bề tôi hoặc kẻ dưới quyền không trung thành bằng nhiều hình thức…
để điều khiển, để loại bỏ…
+ Nguyên tắc chung của Thuật là tuyệt
đối trung thành với với người cầm quyền (sếp) nhân danh quyền lực nhà nước…
- Thế là quyền thế của kẻ cầm quyền...
+ Pháp gia chủ trương quyền thế vạn
năng... Họ yêu cầu kẻ thống trị phải nắm lấy quyền phán xét… giết hại, khen thưởng..
bề tôi hoặc dưới…
Có như vậy thì Thuật mới được thực thi,
Pháp sẽ được tôn trọng.
Pháp gia dựa vào quyền lực nhà nước mà những kẻ
cầm quyền có thể nhân danh nó để cai trị thiên hạ.
Đây là học thuyết được tần Thủy Hoàng vận dụng
thành công, kết thúc sự phân tán thời xuân thu chiến quốc thống nhất thiên hạ…
III. TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY
1.Triết học Hy Lạp cổ đại
a. Những đặc điểm cơ bản
- Triết học hình thành trên cơ sở các
ngành khoa học cụ thể...
Triết học và khoa học cụ thể đều giải
quyết những yêu cầu, nhiệm vụ của khoa học lý thuyết…
- Triết học Hy lạp cổ đại là thế giới
quan và ý thức hệ của giai cấp chủ nô và sự phân chia rõ ràng giữa các trường
phái: Duy vật – duy tâm…
- Lao động trí óc có tính chuyên nghiệp
làm xuất hiện các trung tâm nghiên cứu triết học như Milê, Êlê...
b. Một số các trường phái
- Trường phái Milê (duy vật):
+ Thales;
+ Anaximandre;
+ Anaximan;
- Trường phái Êlê (duy tâm):
+ Xênôphan;
+ Pácmênít;
+ Dênông;
- Phái Phythagor…
- Phái Nguyên tử
luận…
c. Cuộc đấu tranh giữa triết học của Platon và Démocrite
+ Thế giới quan;
+ Về lý luận nhận thức;
+ Quan niệm chính trị xã hội;
+ Vấn đề khoa học và tôn giáo;
2. Triết học Tây Âu thời trung cổ
a. Một số đặc điểm cơ bản
- Triết học thời kỳ này là triết học
tôn giáo;
- Sự thống trị của hệ tư tưởng Thiên
chúa. Chủ nghĩa kinh viện là triết học chính thống.
+ Chủ nghĩa kinh viện (kinh viện = theo
tiếng latinh (Schola) là trường học, tính chất khuôn sáo dựa trên cơ sở lý luận
của thần học.
+ Thần học là khoa học nghiên cứu về
Thiên chúa, hay rộng hơn là về niềm tin, thực hành và trải nghiệm về Thiên
chúa, về linh hồn…
b. Các trường phái: có hai trường phái Duy danh – Duy thực (cái
riêng và cái chung)...
- Duy danh là
khuynh hướng triết học duy vật, thừa nhận sự vật có trước khái niệm có sau. Đề
cao cái riêng, phủ nhận cái chung thuần tuý trừu tượng. Đức tin vào Thiên Chúa
là niềm tin của mỗi người…
- Duy thực là khuynh
hướng triết học duy tâm coi cái chung(khái niệm) là cái có trước sự vật quyết định
sự vật(cái riêng). Đề cao vai trò của lý tính thuần tuý trong đức tin… của con
người.
- Sự đối lập giữa triết học Augustin (Duy danh) và Thomas d'Aquin (Duy thực)…
-
Rogier Bacon. Ông là người tìm cách giải quyết sự đối lập giữa phái
duy thực và duy danh, nhưng có khuynh hướng duy danh và được coi là ông tổ của
khoa học thực nghiệm…
Ông là người đề xướng khoa học thực
nghiệm, phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm, giáo hội và nhà nước phong kiến...
- Đối tượng của triết học là nghiên cứu
"chân lý của lý trí". Đối tượng của thần học "là chân lý của
lòng tin tôn giáo".
- Ông nêu ra 04 yếu tố ảnh hưởng quá
trình tìm kiếm chân lý:
+ Sùng bái trước uy tín… không xứng
đáng và không có cơ sở của chân lý
+ Thói quen lâu đời đối với những quan
niệm đã có;
+ Tính vô căn cứ của những phán đoán về
số đông;
+ Sự che dấu của các nhà bác học bị che
dấu bởi cái vỏ thông thái.
- Jean Dun Scot (Duy danh).
+ Ông chủ xướng
cách tân về tổ chức hoạt động của giáo hội và thần học… hệ thống giáo lý của đạo
Thiên chúa…
+ Người khai sinh ra triết lý của đạo
Tin Lành...
3. Triết học thời kỳ Phục Hưng và Cận đại
a. Đặc điểm cơ bản
- Triết học thời kỳ Phục Hưng là triết
học Văn hóa. Có 3 khuynh hướng (trường phái đan xen). Đó là: Chủ nghĩa kinh viện,
Chủ nghĩa nhân văn và triết học tự nhiên. Trong đó, chủ nghĩa nhân văn tiêu biểu
cho tư tưởng Phục Hưng.
Chủ nghĩa nhân văn không hẳn là một hệ
thống triết lý mà là một phương pháp nghiên cứu...
+ Phục Hưng, có nghĩa là khôi phục những
thành tựu về tư tưởng và văn hóa nghệ thuật…
Tạo điều kiện, tiền đề cho cuộc cách mạng
về tư tưởng giải phóng con người thông qua văn học nghệ thuật…
+ Vấn đề lý luận phát triển nghệ thuật,
như một phương thức giải phóng con người…
Đó là vai trò của các loại hình nghệ
thuật vốn đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong văn hóa, nghệ thuật cổ Hy Lạp:
Kiến trúc, điêu khắc, hội họa…
- Triết học duy vật cận đại phản ánh hệ
tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại hệ
tư tưởng của giai cấp địa chủ, hệ tư tưởng tôn giáo…
+ Sự phân ngành của khoa học tự
nhiên trở thành khoa học độc lập với đặc
trưng là khoa học thực nghiệm, các tri thức khoa học hầu hết là sản phẩm của thực
nghiệm.
+ Sự ảnh hưởng của các khoa học tự
nhiên, đặc biệt là cơ học và toán học, triết học ảnh hưởng bởi phương pháp tư duy siêu hình…
b. Một số các trường phái triết học
- Triết học văn hóa(tư tưởng nhân văn)
của các nhà nghệ thuật thời Phục Hưng…
+ Léonar De Vinci(1452 – 1519)
Nhà bách khoa toàn thư thời Phục Hưng.
Kiến trúc sư, họa sỹ, toán và vật lý học. Phê phán quan niệm thần học và giáo hội
trên cơ sở khôi phục văn hóa nghệ thuật cổ Hy Lạp. Triết học của ông là triết học
văn hóa, mang tính nhân văn.
Đó là ca ngợi con người, tán dương cuộc
sống trần thế, minh oan cho nhục cảm(sex), niềm tin vào tiềm năng sáng tạo vô
biên của cá nhân. Tư tưởng nhân văn, tư tưởng giải phóng con người của ông kết
hợp bởi ba yếu tố:
Con người hiện thực (con người trần thế,
con người nhục cảm) – đối lập với con người lý tưởng siêu trần thế;
Con người khát vọng và tự do (con người
trí tuệ, có năng lực sáng tạo – đối lập với con người phụ thuộc vào thần linh);
Con người tâm linh (con người có tín
ngưỡng tâm linh của sự hướng thiện và làm việc thiện)…thể hiện qua hình tượng
thánh thần…
- Triết học duy vật Anh;
- Triết học duy tâm – hoài nghi luận
Anh;
- Triết học khai sáng Pháp.
4. Triết học cổ điển Đức
a. Những đặc điểm cơ bản
- Thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp
tư sản Đức cuối thế kỷ XVIII, hầu hết các đại biểu của triết học Cổ điển Đức đều
xuất thân từ tầng lớp thượng lưu (quý tộc). Thế giới quan của các nhà triết học
cổ điển Đức phản ánh mâu thuẫn giữa tính cách mạng và khoa học về tư tưởng với
sự bảo thủ, cải lương về lập trường chính trị, xã hội (sự thỏa hiệp của giai cấp
tư sản Đức với chế độ phong kiến lạc hậu bảo thủ).
- Đặc biệt đề cao vai trò của con người,
tính tích cực trong hoạt động của con người, thực hiện bước ngoặt lịch sử tư tưởng
triết học phương Tây .
Vấn đề con người trước đây từ chỗ chủ yếu
bàn về vấn đề bản thể luận, nhận thức luận v.v... đến chỗ coi con người như một
chủ thể hoạt động xã hội = thực tiễn. Đây là nền tảng và điểm xuất phát của mọi
vấn đề triết học về con người trong xã hội hiện đại...
- Quan điểm biện chứng về thế giới, phê
phán phương pháp tư duy siêu hình thời cận đại...
Các nhà triết học cổ điển Đức tiếp thu
những tư tưởng biện chứng cổ đại, xây dựng phép biện chứng trở thành một phương
pháp luận triết học trong việc nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư
duy. Là cơ sở lý luận cho phép biện chứng duy vật của Mác…
- Triết học cổ điển Đức có ý đồ hệ thống
hóa toàn bộ những tri thức và thành tựu mà nhân loại đã đạt được từ trước đến
triết học cổ điển Đức…
Triết học cổ điển Đức muốn khôi phục lại
quan niệm coi triết học là khoa học của các khoa học…
Các nhà triết học cổ điển Đức thể hiện
sự uyên bác không chỉ về triết học mà còn về các lĩnh vực khoa học tự nhiên,
pháp quyền và lịch sử ...
b. Một số các triết gia tiêu biểu:
- Cantơ;
- Hégel;
- Fuereubach.
c. Một số luận điểm cơ bản điểm trong phép biện chứng của Hégel:
1. Cơ sở nghiên cứu sự tồn tại, vận động,
biến đổi của mọi sự vật, hiện tượng của thế giới là gì?
- Mối liên hệ;
- Tính đa dạng của các mối liên hệ;
- Tính cụ thể.
2. Phát triển(sự hoàn thiện) có phải là
huynh hướng chung trong sự vận động và biến đổi của các sự vật, hiện tượng của
thế giới?
- Phát triển là huynh hướng chúng…
- Tiêu chí của sự phát triển là cái mới…
- Cái mới phù hợp hợp với qui luật tư
thân của các sự vật, hiện tượng…
3. Các qui luật cơ bản của phép biện chứng
- Mâu thuẫn: Nghiên cứu nguồn gốc, động
lực của mọi sự tồn tại, vận động, phát triển…
- Lượng chất: Nghiên cứu các thức phổ
biến của mọi sự tốn tại, vận động, phát triển…
- Phủ định: Nghiên cứu chu kỳ của mọi sự
tồn tại, vận động, phát triển
4. Vấn đề chân lý
- Tồn tại là hợp lý (mọi sự tồn tại
trong hiện thực đều hợp lý)…
- Chân lý là cụ thể (xác định mối liên
hệ cụ thể)…
- Chân lý có tính tuyệt đối và tương đối
(Khả năng nhận thức của con người)…
5. Tính đặc thù của một số khoa học
nghiên cứu thế giới
- Triết học nghiên cứu và giải thích thế
giới bằng hệ thống các khái niệm chung.
- Khoa học nghiên cứu và giải thích thế
giới bằng hệ thống các ký hiệu (định luật, định lý, công thức);
- Nghệ thuật nghiên cứu và giải thích
thế giới bằng Hình tượng (hình tượng nghệ thuật)…
- Tôn giáo nghiên cứu và giải thích thế
giới bằng Biểu tượng (tâm linh)…
IV. TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
1. Một số đặc điểm cơ bản
- Từ bỏ quan niệm truyền thống về triết
học, xác định đối tượng nghiên cứu riêng…
Đó là triết học duy lý, nhân bản phi
duy lý (lý tính) và tôn giáo…
- Triết học phương tây hiện đại vẫn phải
đặt ra và giải quyết bằng lý luận những vấn đề về thế giới quan, phương pháp luận…
- Tiếp tục ý đồ vượt lên trên sự đối lập
giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm…
- Xa rời phép biện chứng…
- Phá vỡ sự thống nhất giữa bản thể luận,
nhận thức và giá trị luận…
- Đã đặt ra được nhưng không giải quyết
đúng một số vấn đề cấp bách hiện nay của nhân loại (vấn đề khoa học, nhân bản,v.v..)
- Một số các trường phái:
+ Triết học thực chứng(duy lý).
+ Triết học nhân bản: “phi duy lý”
như Triết học hiện sinh. Triết học tính
dục Phơrớt. Triết học thực dụng…
+ Triết học tôn giáo – chủ nghĩa Thomas mới (Thần học biện chứng)
2. Triết học hiện sinh
a. Những vấn đề chung:
- Người sáng lập: Sorent Kierkegaard (1813 - 1855).
Người Đan mạch, Nhà triết học, tâm lý học, đạo đức và tôn giáo học…
- Tư tưởng của Kierkegaard, sau đó được phát triển
bởi Heidegger, (Đức), Jean Paul Sartre (Pháp)… là hệ tư tưởng nhân văn của giai
cấp tư sản hiện đại.
- Thuật ngữ Hiện sinh: có ngưồn gốc từ Latinh “existentia”,
nghĩa là “tồn tại”. Tiếng Pháp: “être và existence”: “Tồn
tại” “đang có mặt”, “đang sống”. Đó là tư tưởng bàn về chủ thể người ở 3 phương
diện: bản thể, nhận thức và luân lý xã hội… Chủ thể là cá nhân – con người
tự do lựa chọn hệ giá trị của cuộc sống của chính mình.
- Triết học hiện sinh ra đời do hai nguyên nhân:
+ Phản ánh mâu thuẫn của xã hội tư bản
đẩy con người vào tình trạng tha hóa…
+ Phản ánh mục đích của mỗi cá nhân phải
tự cứu lấy mình xóa bỏ mọi giàng buộc của định chế xã hội… Nhất là các nguyên tắc
đạo đức…
- Triết học hiện sinh coi hiện sinh của
cá nhân là hướng đến giá trị đích thực của cá nhân theo hai nghĩa:
+ Sống và hành động theo ý thích phù
hợp với giá trị tinh thần coi thường giá trị vật chất…
+ Đề cao ý chí, năng lực và quyền tự
quyết định của cá nhân về cuộc sống của chính mình…
b. Những tư tưởng cơ bản của triết học hiện sinh
Tư tưởng bản thể luận, nhận thức luận,
luân lý và quan điểm lịch sử xã hội.
- Bản thể luận, nhận thức luận:
Triết học hiện sinh nghiên cứu con người
với tính cách là con người hiện thực – cá nhân với những giá trị nhân bản vốn
có (nhân văn).
Khái niệm hữu thể, tồn tại, hiện hữu,
tha nhân, thăng hoa…là những khái niệm cơ bản của triết học hiện sinh.
+ Hữu thể: Chủ thể
cá nhân, cuộc sống và quyền tự do của cá nhân…
+ Tồn tại: Tôi
đang có mặt, tôi đang sống…
+ Hiện hữu: Sống
đích thực với những giá trị vốn có của con người vì hạnh phúc của cá nhân…
+ Tha nhân: dùng chỉ
chủ thể cá nhân đi tìm giá trị của mình trong cuộc sống(phiêu du, trôi dạt,
lang thang trong dòng đời)…theo những nguyên tắc(tự nguyện):
+ Thăng hoa: là cảm xúc(khoái cảm) hạnh
phúc khi con người hiện hữu với những giá trị đích thực của “tự do” cá nhân…
- Về luân lý và quan điểm lịch sử xã hội
+ Chủ nghĩa hiện sinh phản đối mọi hình thức quyết định luận trong đạo đức… phủ nhận sự tồn tại của các nguyên tắc đạo đức
nhưng thừa nhận ít nhiều sự chi phối của pháp quyền đối với hoạt động của con
người…
Chủ trương không phân biệt đẳng cấp,
giàu nghèo, coi thường giá trị vật chất, đề cao giá trị tinh thần chống sự nô dịch
về tinh thần…
3. Triết học Phơ rớt
- Chủ nghĩa Phơrớt là một trường phái của
trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý. Xuất hiện vào đầu thế kỷ XX là học thuyết
phân tích tâm lý (cận tâm lý = phân tâm học), đặc biệt giải thích đời sống nội
tâm và các bệnh tinh thần của con người.
Nội dung cơ bản của chủ nghĩa Phơrớt là
phân tâm học và văn hóa tính dục…
a. Thuyết “Phân tâm học”
Lý luận về vô thức và tính dục làm hạt
nhân thuyết phân tâm học, vượt qua phạm vi nghiên cứu tâm lý học truyền thống…
Đó là nghiên cứu về cái Vô thức, cấu
trúc nhân cách, cơ chế tự vệ trong đời sống của con người.
- Vô Thức(Trực giác) là một yếu tố tự
thân thể hiện chiều sâu của tư duy, nhưng chủ thể khó nhận thức và nhận định
xét về 2 mặt:
+ Trực giác: Linh tính (giác quan thứ
6), sự cảm nhận(cảm giác) phi lôgích…
… vẫn có tính hiện thực(chân thật)khi
nhận định đánh giá…liên quan đến bản năng (gốc) sống của mỗi người…
+ Trực giác sáng tạo, sự kết hợp ngẫu
nhiên giữa cái đã nhận thức (kế thừa) với với cái ngẫu nhiên nhưng trùng hợp…
là chìa khóa giải quyết những mâu thuẫn trong tư duy…
+ Tính dục(Libido): là những nhu cầu sống
biểu hiện ở bản năng như: Ăn – Uống – Mặc – Ở - Hoạt động – Tái sản sinh con
người…
Vai trò của libido:
(1). Sự không thỏa mãn, sẽ làm xuất hiện
sự đói khát(thèm muốn)...
(2). Đói khát tính dục sẽ hủy hoại con
người…
(3). Đói khát trí tuệ có thể dẫn đến trực
giác sáng tạo…
- Lý trí và tính dục:
+ Lý trí thể hiện tính mục đích của hoạt
động người = niềm tin và lý tưởng…
+ Tính dục thể hiện nhu cầu thường trực
của bản năng cần được thỏa mãn…
- Mối quan hệ giữa lý trí và tính dục:
+ Lý trí thường bị gục ngã một cách
không tự giác trước sự cám dỗ (đòi hỏi, yêu cầu)của tính dục…
+ Khi tính dục đạt được khoái cảm nó sẽ
thức tỉnh lý trí của con người…
+ Lý trí được thức tỉnh thì con người
thường có hứng thú và xuất hiện khả năng sáng tạo…
- Nhân cách và cấu trúc nhân cách:
Nhân cách là năng lực phẩm chất thể hiện vai trò chủ đạo trong hoạt động
của cá nhân… Đó là năng lực:
+ Tự ý thức;
+ Tự khẳng định;
+ Tự điều chỉnh hành vi…
Cấu trúc: [Cái ấy(id) – Cái tôi(ego) –
Cái siêu tôi(Superego)]
+ Cái ấy (id): Là bản năng vô thức là
nguồn năng lượng tâm lý, thúc đẩy con người thể hiện và thỏa mãn những mong muốn
không phụ thuộc vào các nguyên tắc và các quy định của xã hội, chỉ tuân theo
nguyên tắc khoái cảm...
Khoái cảm: Những rung động cảm xúc… Cảm
xúc thuộc về sự thỏa mãn, như sung sướng hoặc thăng hoa.
+ Cái tôi (ego): Cái tôi là chủ thể cá
nhân xét về hai phương diện của một thực thể sống: sinh học và xã hội…
Xét về mặt sinh học là những nhu cầu của
bản năng sống, là yếu tố tự thân vốn có của con người…
Xét về mặt xã hội là hệ thống ý thức,
là hoạt động, điều chỉnh (kiểm soát) hành vi của cá nhân với thế giới xung
quanh.
Là quá trình giải quyết sự xung đột giữa
“cái ấy” và cái “siêu tôi”…
+ Cái siêu tôi (superego): là đại diện
của xã hội, của lý tưởng, của uy thế bên ngoài tâm lý con người. Đó là những
chuẩn mực xã hội, những qui tắc luân lý và những giới luật và tôn giáo. 3 yếu tố
trên quy định ảnh hưởng lẫn nhau:
1). “Cái ấy- id” hoạt động theo nguyên
tắc khoái cảm.
2). “Cái tôi - ego” hoạt động theo
nguyên tắc thực tiễn (trải nghiệm… hình thành kỹ năng sống).
3). “Cái siêu tôi- superego” hoạt động
theo nguyên tắc kiểm duyệt để tự giác(hoặc cưỡng chế) điều chỉnh hành vi…
- Các cơ chế tự vệ
+ Sự dồn nén: kiềm chế những lo lắng, sợ
hãi che giấu không để lộ ra ngoài.
+ Sự phóng chiếu: chuyển những cảm xúc
của mình lên người khác.(tâm sự, chia sẻ);
+ Sự chối bỏ: từ chối, ví dụ không chấp
nhận những lo lắng sợ hãi đang tồn tại trong bản thân… quên tuổi tác… sống vui,
sống khỏe…
+ Sự thoái bộ: thoái lui về giai đoạn
trước, có những hành vi thuộc lứa tuổi trước đó ( hiện tượng trẻ con hóa = ngây
thơ, hồn nhiên…);
+ Sự tạo lập hành động (phản ứng): chuyển
những cảm xúc. Ví dụ: lo âu chuyển thành hành động (Lo về kết quả học tập – học
bài)...
+ Sự phá bỏ: chuyển những cảm xúc lo âu
thành sự tự tại, an ủi... ( Lo về kết quả công việc – đi uống rượu chẳng hạn…)
+ Sự thăng hoa: chuyển mọi cảm xúc để
sáng tạo… nhất là giá trị tinh thần…có ích cho xã hội(như sáng tạo nghệ thuật,
v.v…)
+ Sự mơ mộng: khát vọng được thỏa mãn
những mong muốn … trong giấc mơ.
b. Văn hóa tính dục
- Văn hóa là trình độ người…
- Văn hóa tính dục: là trình độ người
đi tìm khoái cảm và thỏa mãn khoái cảm.
+ Tự do tính dục là một nguyên tắc của
lối sống phương tây.
+ Đề cao bản tính tự nhiên của con người.
+ Giải quyết mối quan hệ giữa tình yêu
– tình dục – hạnh phúc trong hôn nhân...
V. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
1. Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề
ra đời của triết học Mác:
a. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Triết học Mác ra đời vào những năm
40 của thế kỷ XIX…
+ Trước những năm 40/XIX Mác còn là nhà
triết học duy tâm chịu ảnh hưởng bởi triết học Hêgghen – (Phái Hêgghen trẻ).
+ Hệ tư tưởng, Mác là nhà dân chủ cách
mạng (Hệ tư tưởng tư sản).
- Sự hình thành và phát triển của CNTB
trên cơ sở cuộc cách mạng công nghiệp…
- Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những lực
lượng xã hội mới và mâu thuẫn xã hội mới của chủ nghĩa tư bản(kinh tế - chính
trị xã hôi).
- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và
giai cấp vô sản là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản.
- Sự ra đời của triết học học Mác (chủ
nghĩa Mác) đáp ứng yêu cầu khách quan về hệ tư tưởng của giai cấp công nhân thế
giới và sự ra đời của các chính đảng cộng sản...
b. Tiền đề lý luận
- Triết học cổ điển Đức (XVIII – XIX).
Triết học Kant và sự ảnh hưởng của triết
học Can tơ đối với sự hình thành và phát triển của triết học Mác.
+ Quan niệm biện chứng về những giả
thuyết sự hình thành phát triển của thế giới trong việc phê phán phương pháp tư
duy siêu hình.
+ Ý nghĩa khoa học của Kant về nguyên tắc
phương pháp nghiên cứu khoa học, khi Kant cho rằng tri thức khoa học là một hệ
thống mở...
Điều quan trọng không phải ở giới hạn
nhận thức của con người về hiện thực mà là vấn đề phương pháp tiếp cận của con
người về hiện thực…
Đây cũng là một trong những vấn đề được
C.Mác kế thừa khi xây dựng triết học duy vật biện chứng của mình xét về mặt lý
luận nhận thức.
+ Mác phê phán những mặt hạn chế của
triết học Can tơ về mặt thế giới quan duy tâm chủ quan của ông…
- Sự ảnh hưởng của triết học Hégel đối
với sự hình thành và phát triển của triết học Mác
+ Giai đoạn trước những năm 40/XIX…
+ Giai đoạn đầu những năm 40/XIX…
+ Hégel là người đầu tiên trong lịch sử
triết học nêu lên hệ thống các nguyên lý, phạm trù, qui luật cơ bản của phép biện
chứng…
Mác đã kế thừa và phát triển những tư
tưởng khoa học trong phép biện chứng của Hégel…
+ Mác Phê phán những mặt hạn chế trong
phép biện chứng duy tâm của Hêghen …
- Sự ảnh hưởng của triết học Feurbach đối
với sự hình thành và phát triển của triết học Mác
+ Trước những năm 40/XIX…
+ Đầu những năm 40/XIX…
+
Mác đã kế thừa và phát triển tư tưởng nhân bản về vấn đề triết học xã hội,
về vấn đề con người, quan điểm về quần chúng nhân dân của Feurbach…
+ Mác phê phán những mặt hạn chế quan niệm về tôn giáo của Feurbach.
- Các học thuyết kinh tế chính trị của
Anh (XVIII – XIX)
Mác kế thừa và phát triển các học thuyết
kinh tế hàng hóa:
+ A. Đ.
Ximít(A. Smith 1723 - 1790).
+ Đ.Ricácđô(D.
Ricardo 1772 – 1823).
- Mác kế thừa và phát triển Chủ nghĩa
xã hội không tưởng của Pháp và Anh cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX...
+
Xanhximông(Saint Simon).
+
Phuriê(Furier);
+ Ooen(Owen).
c. Tiền đề khoa học tự nhiên
-
Sự phát triển khoa học tự nhiên đến giữa thế kỷ XIX có ba phát minh quan
trọng, là cơ sở lý luận khoa học cho triết học Mác:
+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa
năng lượng của Mayer. Định luật này chứng minh vận động là tuyệt đối… các hình
thức vận động của vật chất không tách rời, có khả năng chuyển hóa cho nhau. Không có sự sinh ra và mất đi của năng
lượng mà chỉ có sự chuyển hóa lẫn nhau từ dạng này sang dạng khác.
+ Học thuyết tế bào. Do Slâyđen
và Svan phát minh giải thích nguồn gốc, bản chất của sự sống, nhất là đối với
con người…
+ Học thuyết tiến hóa, còn gọi là
thuyết chọn lọc tự nhiên của Đác Uyn, xác định tính biến dị, di truyền giữa
các loài. Khẳng định sự xuất hiện con người là một tiến trình lịch sử tự nhiên…
2. Khát quát các giai đoạn hình thành và phát triển của triết học Mác –
Lênin
a. Giai đoạn Mác – Ăngghen
- Đầu những năm 40/XIX…
- Từ năm 1842 đến những năm 1846…
- Từ năm 1847 đến 1895.
b. Giai đoạn Lênin
- Sự phát triển của Lê-nin đối với chủ
nghĩa Mác trong điều kiện, hoàn cảnh mới:
+ CNTB phát triển giai đoạn cao là
CNĐQ;
+ CNXH hiện thực;
+ Phong trào giải phóng dân tộc.
+Sự phát triển của khoa học kỹ thuật…
- Lênin bảo vệ chủ nghĩa Mác;
- Quốc tế 3 và cách mạng tháng 10 Nga
và xây dựng Liên bang Xôviết;
- Sự phát triển của Lê-nin:
+ Mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện
thực;
+ Vai trò đảng cộng sản;
+ Lý luận kinh tế mới.
+ Lý luận giải phóng dân tộc.
+ Nguyên tắc quốc tế vô sản.
3. Ý nghĩa bước ngoặt cách mạng do Mác và Ăngghen thực hiện trong triết
học
- Thống nhất thế giới quan duy vật và
phép biện chứng
Lịch sử hình thành và phát triển của
phép biện chứng về cơ bản có ba hình thức:
Phép biện chứng duy vật chất phác cổ đại:
Mâu thuẫn giữa thế quan và phương pháp luận
+ Thế giới quan
duy vật;
+ Phương pháp luận…
- Phép biện chứng duy tâm của Hégl:
Mâu thuẫn giữa thế quan và phương pháp
luận…
+ Thế giới quan duy tâm khách quan;
+ Phương pháp luận khoa học…
-
Phép biện chứng duy vật của triết học Mác: Thống nhất giữa thế quan duy
vật và phương pháp luận khoa học…
+ Thế giới quan
duy vật;
+ Phương pháp luận
khoa học
- Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
Sự khác nhau căn bản giữa triết học Mác
và các nhà triết học trước Mác là quan điểm về thực tiễn;
Mác: "Các nhà triết học đã giải
thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế
giới". Đó là nguyên tắc sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Thực tiễn
và vai trò của thực tiễn đối với lý luận:
+ Thực tiễn…
+ Lý luận;
+ Vai trò của thực tiễn và lý luận;
- Quan điểm duy vật biện chứng về lịch
sử của triết học Mác là cơ sở lý luận khoa học nghiên cứu về lịch sử. Xã hội là
một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên.
+ Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống
xã hội;
+ Sự phát triển của xã hội là một quá
trình lịch sử tự nhiên;
+ Quần chúng nhân dân là chủ thể chân
chính sáng tạo ra lịch sử;
+ Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
- Thống nhất giữa tính khoa học với
tính cách mạng
Triết học Mác là thế giới quan của giai
cấp vô sản với tính cách là hệ tư tưởng, cơ sở lý luận cho sự hoạt động của các
chính đảng cộng sản. Khẳng định vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
thế giới…
- Giải quyết khoa học về mối quan hệ giữa
triết học và khoa học cụ thể
Sự hình thành, phát triển của triết học
cũng như việc xác định đối tượng nghiên cứu của triết học cũng thay đổi gắn liền
với những điều kiện lịch sử xã hội nhất định
Triết học cũng như các khoa học khác cần
phải được bổ sung và phát triển thêm, vận dụng một cách sáng tạo trong những điều
kiện lịch sử nhất định.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét