Chào mừng bạn đến với Weblog daoduythanh!

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2019

Chuyên đề III. Mối quan hệ giữa triết học và khoa học.


I. KHOA HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC
1. Khoa học
- Là hệ thống tri thức(chân lý) của con người về thế giới được kiểm nghiệm bởi thực tiễn…
Hệ thống tri thức: Bao gồm tri thức kinh nghiệm, tri thức lý luận
+ Tri thức kinh nghiệm là tri thức phản ánh từ quan sát và thí nghiệm trong giới hạn ở lĩnh vực các sự kiện, miêu tả, phân loại các dữ kiện…
+ Tri thức lý luận là tri thức có tính khái quát, trừu tượng hóa… phản ánh bản chất, qui luật của các sự vật, hiện tượng của thế giới…
Lý luận có những cấp độ khác nhau tùy theo đối tượng phản ánh và vai trò phương pháp luận của lý luận...
Có thể phân chia lý luận: lý luận ngành và lý luận triết học.
- Đối tượng nghiên cứu của khoa học là tất cả các sự vật, hiện tượng và các quá trình diễn ra trong tự nhiên, xã hội và tư duy...
- Sự khác biệt giữa khoa học và các hình thái ý thức xã hội khác… các hình thái khác của ý thức xã hội… chỉ phản ánh những quan hệ xã hội nhất định (chính trị, pháp quyền, đạo đức...)
- Hình thức biểu hiện chủ yếu của tri thức khoa học là phạm trù, định luật và qui luật dưới dạng hệ thống ký hiệu khoa học (ngôn ngữ đặc thù)…
- Hình thái của khoa học về cơ bản là hệ thống: Khoa học tự nhiên, xã hội, xã hội nhân văn, ứng dụng, thực nghiệm…
2. Kết cấu của tri thức khoa học
- Xét về đối tượng, các khoa học chia thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, xã hội nhân văn… đều nghiên cứu các qui luật của thế giới dưới các hình thái:
+ Qui luật tự nhiên;
+ Qui luật xã hội;
+ Qui luật của tư duy.
- Về nguyên tắc đó là hệ thống các tri thức có tính chân thực về hiện thực (Chân lý của khoa học).
- Xét về vị trí, vai trò của khoa học bao gồm khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng.
+ Khoa học cơ bản trình bày những qui luật, phương hướng, phương pháp chung cho các khoa học ứng dụng.
+ Khoa học ứng dụng trình bày những nguyên tắc, qui tắc, phương pháp cụ thể ứng dụng trực tiếp vào hoạt động thực tiễn xã hội…
+ Sự phân chia trên cũng chỉ mang tính chất tương đối…
3. Tri thức khoa học là hệ thống mở
- Chân lý: là tri thức có nội dung phù hợp với hiện thực khách quan và được kiểm nghiệm bởi thực tiễn.
+ Chân lý thuộc về vấn đề nhận thức, nhưng không đồng nhất hoạt động nhận thức mà là tri thức có nội dung phù hợp với hiện thực khách quan và được kiểm nghiệm bởi thực tiễn.
+ Chân lý cũng không phải là hiện thực khách quan nói chung, mà chỉ là hiện thực khách quan đã được phản ánh đúng(tri thức)…
+ Không có chân lý chủ quan, hoặc chân lý tồn tại tự nó một cách trừu tượng thuần túy ở trong hiện thực …
Rôgie Bêcơn (1214 – 1294), người chủ xướng khoa học thực nghiệm đã đưa ra bốn tiêu chuẩn có ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm chân lý:
1. Sùng bái trước uy tín (kể cả thần tượng tâm linh) không xứng đáng và không có cơ sở kinh nghiệm và thực nghiệm được coi là tiêu chuẩn khách quan của uy tín;
2. Thói quen lâu đời và những kinh nghiệm đã có, kể cả tri thức mà nhân loại đã đạt được trong lịch sử trước đó;
3. Tính vô căn cứ của phán đoán về số đông;
4. Sự che giấu của các nhà bác học, bị che giấu bởi cái vỏ thông thái bởi tính chất và vai trò lịch sử của của các bậc vĩ nhân;
- Các tính chất của chân lý
+ Chân lý có tính khách quan. Nội dung của chân lý là hiện thực khách quan đã được phản ánh đúng được kiểm nghiệm bởi thực tiễn….
+ Chân lýtính tuyệt đối. Tính tuyệt đối của chân lý là tri thức đúng, đầy đủ và chính xác về hiện thực khách quan. Về nguyên tắc, con người có khả năng nhận thức đúng, đầy đủ, chính xác về hiện thực khách quan, có nghĩa là đạt tới chân lý tuyệt đối.
1. Giả thiết 1:
“Đến một thời gian nào đó (n) con người có khả năng nhận thức được tính vô tận, tuyệt đối và vĩnh viễn của thế giới”. Quan điểm trên đúng hay sai? Tại sao?
2. Giả thiết 2:
“Đến một thời gian nào đó (n) con người không còn khả năng nhận thức, khi con người đạt đến giới hạn cuối cùng của nhận thức? Quan điểm trên đúng hay sai? Tại sao?
+ Chân lý có tính tương đối
   Là tri thức đúng, nhưng tri thức đó chưa phản ánh hoàn toàn đầy đủ chính xác về thế giới khách quan. Về nguyên tắc cần phải bổ sung và phát triển
+ Chân lý có tính cụ thể. Là tính chất lịch sử xã hội của hệ thống tri thức khoa học…
- Nguyên tắc cao nhất trong nghiên cứu khoa học là hoài nghi khoa học…
4. Sự phát triển của khoa học và vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội
- Thời kỳ thứ nhất, bắt đầu từ thời kỳ cổ đại đên thế kỷ XV.
+ Thời kỳ chưa có sự phân ngành của khoa học cụ thể…do tính chất hạn hẹp thể hiện trong một số lĩnh vực: cơ học, toán học và thiên văn…
+ Thành tựu của khoa học đã đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản của sản xuất nông nghiệp, hàng hải, xây dựng và phục vụ chiến tranh…
+ Triết học là khoa học chung, có ý nghĩa định hướng cho sự phát triển xã hội…
+ Trong thời kỳ phong kiến tư tưởng thần quyền tôn giáo đã kìm hãm sự phát triển của khoa học...
 - Thời kỳ thứ hai, từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XIX(thời kỳ phân ngành của khoa học cụ thể)...
+ Thành tựu của khoa học… thiên văn, cơ học, hóa học, sinh học… đã trở thành khoa học thực nghiệm, khoa học ứng dụng…
+ Đặc điểm chung của khoa học thời kỳ này đi sâu nghiên cứu từng lĩnh vực của hiện thực, đề cao thực nghiệm và suy lý khoa học gắn trực tiếp với sản xuất vật chất.
+ Nguyên nhân chủ yếu của bước chuyển này là sự xuất hiện của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và nền sản xuất hàng hóa lớn tư bản chủ nghĩa. Đó là quá trình công nghiệp hóa (công nghiệp cơ khí – điện khí hóa – tự động hóa) ứng dụng trong sản xuất và trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội…
- Thời kỳ thứ ba, thế kỷ XX đến nay…
+ Đặc điểm của giai đoạn này không chỉ là sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học mà còn bởi sự thay đổi mối quan hệ giữa khoa học và thực tiễn xã hội...
   + Thập niên 80 của thế kỷ XX, mở đầu cho sự ra đời và phát triển của khoa học công nghệ tạo bước nhảy vọt về chất đối tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội…
+ Cuối thế kỷ XX xuất hiện những quan điểm về nền kinh tế tri thức trên nền tảng của khoa học công nghệ…
+ Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
+ Không chỉ có khoa học tự nhiên và kỹ thuật mà ngay cả các khoa học xã hội cũng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
II. VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC ĐỐI VỚI  TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT HỌC ĐỐI KHOA HỌC
1. Vai trò của khoa học đối với sự phát triển của triết học.
Trước khi triết học và khoa học xuất hiện, quan niệm sơ khai về thế giới của người nguyên thủy xuất hiện thế giới quan tôn giáo
- Thế giới quan tôn giáo là thế giới quan có niềm tin vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên của các tổ chức tôn giáo…
- Thế giới quan triết học là hệ thống những quan điểm có tính khái quát về thế giới về vai trò của con người đối với thế giới.
Thế giới quan triết học có thể phân chia thành thế giới quan:
+ Duy vật;
+ Duy tâm;
+ Nhị nguyên;
+ Bất khả tri.
- Trong thời kỳ cổ đại triết học ra đời trên cơ sở lý luận từ những thành tựu của khoa học tự nhiên làm xuất hiện triết học tự nhiên.
+ Triết học tự nhiên là khuynh hướng triết học mang tính phỏng đoán và giả định...
+ Triết học tự nhiên thời Phục hưng, Cận đại là khuynh hướng triết học ảnh hưởng bởi khoa học thực nghiệm. Sự xuất hiện phương pháp tư duy siêu hình và vai trò của nó trong phương pháp luận chung của triết học... 
+ Triết học tự nhiên từ thời cận đại cho đến triết học cổ điển Đức tạo tiền đề cho sự ra đời của triết học hiện đại. Trong có ba khuynh hướng cơ bản: Chủ nghĩa thực chứng, Chủ nghĩa nhân bản, Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
2. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển của khoa học
a. Thế giới quan và phương pháp luận của triết học.
- Thế giới quan: Là hệ thống những quan điểm, tư tưởng khái quát của con người về thế giới về mối quan hệ giữa con người với thế giới. Thế giới quan phản ánh hiện thực gián tiếp qua các nhu cầu, lợi ích, các lý tưởng mang tính cá nhân hay xã hội.
Về mặt lịch sử, sự ra đời của triết học trùng hợp với sự xuất hiện những mầm mống đầu tiên của tri thức khoa học, với sự hình thành nhu cầu nghiên cứu lý luận.
Triết học ra đời không độc lập với các tri thức khoa học, mà là sự khái quát tri thức khoa học và định hướng cho khoa học.
Triết học từ cổ đại cho đến cận đại đề ra những yêu cầu, nhiệm vụ tìm hiểu và giải thích thế giới như một chỉnh thể. Các khoa học nói chung bị đẩy xuống vị trí thứ yếu và bị chi phối bởi triết học. Những quan điểm, tư tưởng của triết học khi trở thành niềm tin của con người, sẽ tích cực tham gia vào định hướng đối với sự phát triển của khoa học.
Đối với khoa học, những quan điểm tư tưởng tiến bộ của triết học ảnh hưởng trực tiếp hình thành các nguyên tắc cơ bản định hướng cho khoa học, chúng thực hiện chức năng phương pháp luận khoa học
- Phương pháp luận triết học là phương pháp luận chung nhất trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Phương pháp luện của triết học nêu lên những điều kiện, nguyên tắc chung:
+ Nguyên tắc tính khách quan;
+ Nguyên tắc toàn diện;
+ Nguyên tắc phát triển;
+ Nguyên tắc lịch sử cụ thể;
+ Nguyên tắc sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn...
b. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa học
- Trước hết, ở lý luận nhận thức vai trò của nhận thức.
Sự phân tích, lý giải triết học đối với các dữ liệu khoa học cũng chính là sự nghiên cứu các hiện tượng ở mức độ khái quát chung và sâu sắc hơn. Các phạm trù nền tảng của nhận thức được hình thành và phát triển như là các phạm trù của triết học và các khoa học...
Ví dụ như các phạm trù “vật chất”, “không gian”, “thời gian”, “vận động”, “nguyên nhân”, “lượng”, “chất” đều ảnh hưởng đến khoa học...
Triết học không đi sâu giải quyết các vấn đề khoa học cụ thể, mà đi sâu giải quyết các vấn đề thuộc về lý luận nhận thức phổ quát trở thành phương pháp luận của nhận thức khoa học.
- Thứ hai, sự tổng kết các thành tựu đã đạt được của khoa học và làm sáng tỏ các nguyên lý chung của chúng. Đặc điểm của khái quát triết học là những khái quát chung nhất, có liên quan đến các hiện tượng và các quá trình của tự nhiên, xã hội và tinh thần.
- Thứ ba, khẳng định triết học là công cụ tổng hợp tri thức của khoa học. Sự phát triển của tri thức khoa học hiện đại làm xuất hiện chuyên ngành mới và kết hợp nhiều khoa học thành một hệ thống thống nhất. Tính chất tổng hợp, liên ngành của khoa học hiện đại cần có sự định hướng của triết học...
Chức năng thế giới quan và phương pháp luận chung của triết học khẳng định triết học là công cụ tổng hợp tri thức.
- Sự phát triển của tri thức khoa học hiện đại cùng với xu hướng xuất hiện chuyên ngành mới, chuyên sâu là xu hướng ngược lại: Xu hướng liên ngành kết hợp nhiều khoa học thành một hệ thống thống nhất.
- Tính chất tổng hợp, liên ngành của khoa học hiện đại không chỉ thể hiện ở sự kết hợp của các ngành khoa học truyền thống thành các khoa học mới...
III. CÁCH MẠNG 4.0 VÀ TRI THỨC NHÂN TẠO
1. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
a. Cách mạng công nghiệp
Là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Đó là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Bản chất của cách mạng công nghiệp dẫn đến sự thay thế nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động thủ công bằng công nghiệp.
Tên gọi "Cách mạng công nghiệp" hay còn gọi cuộc cách mạng kỹ thuật dùng để chỉ sự thay đổi và phát triển của lực lượng sản xuất gắn liền vời quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế hàng hóa lớn tư bản chủ nghĩa.
Sự hình thành và phát triển của cách mạng công nghiệp là một quá trình lâu dài. Về cơ bản nó bao gồm bốn giai đoạn:
- Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới được bắt đầu ở nước Anh vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, mở đầu với sự cơ giới hóa ngành dệt may. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó gây bất tiện ở nhiều mặt.
Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Phát minh này được coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hoá. Năm 1785, linh mục Edmund Cartwright cho ra đời một phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.
Trong thời gian này, ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784, Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt “puddling”. Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép, khắc phục được những nhược điểm của chiếc máy trước đó.
Bước tiến của ngành giao thông vận tải đánh dấu bằng sự ra đời của chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước vào năm 1804. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở Châu Âu và Mỹ. Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra từ thế kỷ XVIII đến XIX ở châu Âu và Mỹ. Đó là thời kỳ mà hầu hết nông nghiệp, xã hội nông thôn đã trở thành công nghiệp và đô thị. Ngành công nghiệp sắt và dệt, cùng với sự phát triển của động cơ hơi nước, đóng vai trò trung tâm trong Cách mạng Công nghiệp.
Ý kiến về thời gian diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất không thống nhất, nhưng nói chung là ở nửa cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu với sự phát triển sản xuất hàng hóa của ngành công nghiệp dệt. Sau đó, với nhu cầu cung cấp máy móc và năng lượng cho công nghiệp dệt, các kỹ thuật gia công sắt thép được cải thiện và than đá sử dụng với khối lượng lớn. Thương mại mở rộng tạo điều kiện cho sự ra đời của kênh đào giao thông và đường sắt. Bên cạnh đó, đường giao thông được nâng cấp lớn cho hoạt động giao thương nhộn nhịp. Động cơ hơi nước sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đưa đến gia tăng năng suất lao động đột biến. Sự phát triển các máy công cụ trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 19 tạo thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ những ngành sản xuất khác.
- Cách mạng Công nghiệp lần thứ 2
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ năm 1870 đến năm 1914, ngay trước Thế chiến I. Đó là giai đoạn tăng trưởng của các ngành công nghiệp đã có từ trước và mở rộng các ngành mới, như thép, dầu, điện, và sử dụng điện để sản xuất hàng loạt. Các tiến bộ kỹ thuật chủ yếu trong giai đoạn này bao gồm điện thoại, bóng đèn, đĩa hát và động cơ đốt trong.
Giai đoạn hai hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Ảnh hưởng của nó diễn ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ trong suốt thế kỷ 19 và sau đó là toàn thế giới.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu vào khoảng thập kỷ 1850, khi các tiến bộ kinh tế và kỹ thuật có được nhờ phát triển tàu hơi nước, đường sắt. Đến cuối thế kỷ 19, động lực của Cách mạng công nghiệp là động cơ đốt trong và máy móc sử dụng điện. Năm 1914, năm bắt đầu Thế chiến thứ nhất, giai đoạn thứ hai này kết thúc.
- Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, tạm được xem là cuộc cách mạng kỹ thuật số, đề cập đến sự tiến bộ của công nghệ từ các thiết bị cơ điện tử tương tự sang công nghệ số ngày nay. Kỷ nguyên bắt đầu vào những năm 1980 và vẫn đang diễn ra. Những tiến bộ trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bao gồm máy tính cá nhân, internet và công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Tiến bộ trong Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bao gồm các máy tính cá nhâninternetcông nghệ thông tin và mạng xã hội.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bắt đầu khoảng 1960, khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và công nghệ kĩ thuật số trên nền tảng là sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990). Cho đến cuối thế kỷ 20, quá trình này cơ bản hoàn thành nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao. Năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra là bước đánh dấu giai đoạn thứ ba kết thúc.
- Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được xây dựng dựa trên những Kỹ thuật số, cuộc cách Mạng, đại diện cho những cách mới công nghệ trở nên nhúng trong xã hội và ngay cả cơ thể con người.[5] thứ Tư cách Mạng Công nghiệp được đánh dấu bởi công nghệ mới đột phá trong một số trường, bao gồm cả roboticstrí thông minh nhân tạocông nghệ nanocông nghệ sinh họcInternet vạn vật, in 3D, và xe tự lái.
Trong cuốn sách của mình mang tên "Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư" Giáo sư Klaus Schwab, Người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã mô tả cuộc cách mạng lần thứ tư này khác biệt cơ bản với ba lần trước, đặc trưng chủ yếu là những tiến bộ trong công nghệ. Các công nghệ này có tiềm năng tiếp tục kết nối hàng tỷ người trên web, cải thiện đáng kể hiệu quả kinh doanh và tổ chức, giúp tái tạo môi trường tự nhiên bằng cách quản lý tài sản tốt hơn. [4]
"Làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" là chủ đề của Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2016 tại Davos-Klosters, Thụy Sĩ.
b. Công nghiệp 4.0 
Là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống không gian mạng thực-ảo (cyber-physical system), Internet Vạn Vật và điện toán đám mây và điện toán nhận thức (cognitive computing).
Công nghiệp 4.0 tạo ra nhà máy thông minh (tiếng Anh: smart factory). Trong các nhà máy thông minh với cấu trúc kiểu mô-đun, hệ thống thực-ảo giám sát các quy trình thực tế, tạo ra một bản sao ảo của thế giới thực và đưa ra các quyết định phân tán.
Qua Internet Vạn Vật, các hệ thống thực-ảo giao tiếp và cộng tác với nhau và với con người trong thời gian thực, và với sự hỗ trợ của Internet Dịch vụ, dịch vụ nội hàm và dịch vụ xuyên tổ chức được cung cấp cho các bên tham gia chuỗi giá trị sử dụng.
Thuật ngữ "Công nghiệp 4.0" (tiếng Đức: Industrie 4.0) khởi nguồn từ một dự án trong chiến lược công nghệ cao của chính phủ Đức, nó thúc đẩy việc sản xuất điện toán hóa sản xuất.
Một số đã so sánh Công nghiệp 4.0 với cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Tuy nhiên, điều này đề cập đến một sự chuyển đổi có tính hệ thống bao gồm tác động lên xã hội dân sự, cơ cấu quản trị và bản sắc con người, ngoài các chi nhánh kinh tế / sản xuất.
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã huy động việc cơ giới hóa sản xuất sử dụng nước và hơi nước; Cuộc cách mạng thứ hai là cách mạng về kỹ thuật số và việc sử dụng các thiết bị điện tử và công nghệ thông tin để tiến tới tự động hoá sản xuất.
Thuật ngữ "Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" đã được áp dụng cho sự phát triển công nghệ quan trọng một vài lần trong 75 năm qua, và là để thảo luận về học thuật. Công nghiệp 4.0, mặt khác, tập trung vào sản xuất đặc biệt trong bối cảnh hiện tại, và do đó là tách biệt với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư về phạm vi.
Thuật ngữ "Công nghiệp 4.0" đã được nhắc lại vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover.Tháng 10 năm 2012, Nhóm Công tác về Công nghiệp 4,0 trình bày một loạt các khuyến nghị về thực hiện Công nghiệp 4.0 cho chính phủ liên bang Đức. Các thành viên của Nhóm Công nghiệp 4.0 được công nhận là những người cha sáng lập và là động lực đằng sau Industry 4.0.
Có 4 nguyên tắc thiết kế trong công nghiệp 4.0. Những nguyên tắc này hỗ trợ những công ty trong việc định dạng và thực hiện những viễn cảnh của công nghiệp 4.0
- Khả năng tương tác: Khả năng giao tiếp và kết nối của những cỗ máy,thiết bị,máy cảm biến và con người kết nối và giao tiếp với nhau qua mạng lưới vạn vật kết nối internet hoặc mạng lưới vạn người kết nối internet.
- Minh bạch thông tin: Khả năng của những hệ thống thông tin để tạo ra 1 phiên bản ảo của thế giới thực tế bằng việc làm giàu những mô hình nhà máy kỹ thuật số bằng dữ liệu cảm biến. Điều này yêu cầu sự tập hợp những dữ liệu cảm biến thô đến thông tin ngữ cảnh có giá trị cao hơn.
- Công nghệ hỗ trợ: Đầu tiên khả năng của những hệ thống hỗ trợ con người bằng việc tập hợp và hình dung thông tin một cách bao quát cho việc tạo những quyết định được thông báo rõ ràng và giải quyết những vấn đề khẩn cấp qua những ghi chú ngắn gọn. Thứ nhì, khả năng của những hệ thống không gian mạng-vật lý để hỗ trợ con người thực hiện những nhiệm vụ cái mà không dễ chịu, tốn quá nhiều sức lực hoặc không an toàn đối với con người.
- Phân quyền quyết định: Hệ thống không gian mạng thực-ảo có quyền cho phép tự đưa ra quyết định và thực hiện nhiệm vụ một cách tự động nhất có thể.Chỉ trong trường hợp ngoại lệ, bị nhiễu, hoặc mục tiêu đề ra bị mâu thuẫn với nhau sẽ được ủy thác cho cấp cao hơn.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư bắt đầu vào đầu thế kỷ 21, tiếp sau những thành tựu lớn từ lần thứ 3 để lại, được hình thành trên nền tảng cải tiến của cuộc cách mạng số, với những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, Internet of Things, S.M.A.C, công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới,... Hiện tại cả thế giới đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng này và là chiến lược bản lề cho các nước đang phát triển tiến đến để theo kịp với xu hướng thế giới và mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của con người.
Tác động của cách mạng công nghiệp là vô cùng sâu rộng. Không chỉ làm thay đổi đời sống con người, các cuộc cách mạng công nghiệp còn dẫn tới sự thay đổi toàn diện hình thái kinh tế – xã hội. Sau cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, chủ nghĩa tư bản đã thắng thế chế độ phong kiến. Sau cách mạng công nghiệp lần thứ hai, chủ nghĩa tư bản độc quyền đã thay thế chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, đồng thời chủ nghĩa xã hội đã manh nha hình thành. Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba dẫn tới sự ra đời chủ nghĩa tư bản hiện đại. Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư hứa hẹn sẽ làm thay đổi hình thái kinh tế - xã hội của nhân loại thêm một lần nữa.
2. Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (tiếng Anh: Artificial intelligence hay tiếng Anh: Machine intelligence - AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (tiếng Anh: Computer science). Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người.
Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (tiếng Anh: machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi...
- Trí tuệ nhân tạo bao gồm các cơ sở lý thuyết và việc lập trình xây dựng của các hệ thống máy tính có thể thực hiện các nhiệm vụ thường đòi hỏi trí thông minh của con người như nhận thức thị giác, nhận dạng giọng nói, ra quyết định và dịch giữa các ngôn ngữ.[2]
- Trí tuệ nhân tạo giúp tạo ra máy tính có khả năng suy nghĩ, máy tính có trí tuệ theo đầy đủ nghĩa của từ này (Haugeland, 1985).
- Trí tuệ nhân tạo là khoa học nghiên cứu xem thế nào để máy tính có thể thực hiện được những công việc mà con người làm tốt hơn máy tính (Rich và Knight,1991).
- Trí tuệ nhân tạo là khoa học nghiên cứu các hoạt động trí não thông qua các mô hình tính toán (Chaniaka và McDemott, 1985).
- Trí tuệ nhận tạo nghiên cứu các mô hình máy tính có thể nhận thức, lập luận và hành động (Winston, 1992)
- Trí tuệ nhân tạo nghiên cứu các hành vi thông minh mô phỏng các vật thể nhân tạo (Nilsson, 1998)
- Trí tuệ nhân tạo là khoa học nghiên cứu các hành vi thông minh nhằm giải quyết các vấn đề được đặt ra đối với các chương trình máy tính (Học viện Kỹ thuật Quân sự).
3. Trí tuệ nhân tạo – những thách thức thường trực
Hiệp hội Khoa học Anh cảnh báo cho tương lai, rằng trí tuệ nhân tạo mới là mối đe dọa chứ không phải biến đổi khí hậu, dân số hay nạn khủng bố...
- Thất nghiệp hàng loạt
Robot cướp việc của con người thực sự là nỗi lo chung của các nhà phân tích cũng như giới công nhân. Khả năng của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực tự động hóa sẽ khiến rất nhiều việc làm có tính chất lặp đi lặp lại bị thay thế, dẫn tới việc người lao động sẽ trở nên không còn cần thiết.
- Chiến tranh
Sự ra đời của cái gọi là robot sát thủ và việc ứng dụng AI vào lĩnh vực quân sự có thể khiến hậu quả của chiến tranh trở nên vô cùng thảm khốc.
- Bác sĩ robot
Khi các chuyên gia đều đồng ý về lợi ích mà trí tuệ nhân tạo mang lại cho lĩnh vực y tế, chẳng hạn như chuẩn đoán bệnh sớm hay có cái nhìn tổng thể về sức khỏe, một số bác sĩ lại cảnh báo về việc con người quá phụ thuộc vào trí tuệ nhân tạo trong việc đưa ra nhận định khám chữa bệnh. Đến thời điểm hiện tại, tất cả ứng dụng AI cho y tế đều rất thành công nhưng nó chỉ ở trong một phạm vi hẹp. Nếu rộng hơn, những ứng dụng này khó có thể đáp ứng các đòi hỏi.
- Giám sát hàng loạt
Các chuyên gia cũng sợ rằng AI sẽ được dùng để giám sát cuộc sống của mọi người liên tục trong cả ngày, đêm(24/24h). Ở Trung Quốc, nỗi sợ này đang trở thành hiện thực khi tại nhiều thành phố khác nhau, công nghệ nhận diện khuôn mặt và trí tuệ nhân tạo được nhà chức trách sử dụng nhằm giảm bớt tội phạm.
(Theo TechInsight) 



0 nhận xét :